Cần chế tài xứng tầm với lợi thế hợp tác công-tư

(VOV) -Ở Việt Nam, mô hình hợp tác công tư mới ở dạng tiềm năng do chưa có một hành lang pháp lý phù hợp và cơ chế tài chính rõ ràng.
.

Hợp tác công tư (PPP) được coi là mô hình đầu tư của tương lai rất nhiều tiềm năng. Hình thức đầu tư này đã được triển khai rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì mô hình này vẫn mới dừng lại ở dạng tiềm năng. Nguyên nhân do chưa có một hành lang pháp lý phù hợp và cơ chế tài chính rõ ràng, để thu hút doanh nghiệp tham gia.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 2 năm triển khai Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu tư theo mô hình đối tác công tư, chúng ta mới chỉ có hai dự án theo hình thức này được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó, dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, vốn đầu tư hơn 23.200 tỷ đồng (tương đương 1,1 tỷ USD). Tuy nhiên, việc đấu thầu lựa chọn đủ nhà đầu tư cho dự án này vẫn chưa được thực hiện.

Tiến sỹ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng: những dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư thường là những dự án quan trọng, nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên ít nhà đầu tư trong nước có thể tham gia. Khác với đầu tư công từ ngân sách nhà nước, các dự án hợp tác công tư đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế, khả năng sinh lời lên hàng đầu; vì thế, nếu các quy định không được làm rõ, không có cơ chế tài chính phù hợp thì khó có thể thu hút được dòng vốn tư nhân cho các dự án này.

Nói về cái khó, Tiến sỹ Lưu Bích Hồ cho biết: Hiện nay, cái khó là chúng ta chưa có kinh nghiệm nên nhiều đối tác tư chưa mặn mà, không chỉ đối tác tư trong nước mà cả đối tác tư nước ngoài. Nhiều vấn đề rất cụ thể, sự đóng góp của khu vực tư nhân họ có những điều kiện, yêu cầu mà mình phải đáp ứng, ví dụ như vốn, lợi nhuận sau này phân chia như thế nào, họ chịu trách nhiệm đến mức nào... những chuyện như thế mình phải bàn với họ để họ có thể thỏa thuận được. Nếu nhà nước có chính sách tốt hơn để thu hút thì vẫn có thể làm được, nhưng phải giải quyết những vấn đề vướng mắc. 

Trong vòng 10 năm tới, Việt Nam cần khoảng 150 – 160 tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng để đạt được mức tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra. Trong khi đó, ngân sách chỉ có thể đáp ứng khoảng 60% mức đầu tư cần thiết. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia, mô hình hợp tác công tư là mô hình hợp tác giữa nhà nước với khu vực kinh tế tư nhân. Vì vậy đòi hỏi phải có sự chuyển dịch quyền lực và trách nhiệm từ cơ quan Nhà nước, chuyển dịch hệ thống cung cấp dịch vụ cũng như xây dựng giải pháp có tính thị trường vững chắc, duy trì được tính cạnh tranh qua mỗi giai đoạn của dự án. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có hệ thống chính sách, luật pháp và cách thức triển khai hoàn chỉnh để tạo lòng tin cho nhà đầu tư.

Ông Norio Hattori, Trưởng nhóm hợp tác công tư Nhật Bản tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi cho rằng Việt Nam đang áp dụng quy chế mở để tạo sự linh hoạt tối đa cho các dự án thí điểm, nhưng sẽ rất khó triển khai dự án nếu không có hướng dẫn rõ ràng về những gì dự án được làm và không được làm. Đối với một dự án hợp tác công tư, điều quan trọng nhất là những rủi ro mà Nhà nước phải chịu và những rủi ro nào sẽ được san sẻ cho tư nhân. Việt Nam nên thuê các tổ chức tư vấn quốc tế thẩm định tính khả thi của dự án, về tổng mức đầu tư, khả năng thu hồi vốn, các rủi ro trong quá trình thi công, giúp nâng cao mức độ hấp dẫn của các dự án với nhà đầu tư”.      

Thực tế triển khai thí điểm mô hình hợp tác công tư thời gian qua cho thấy còn nhiều vướng mắc, làm cho mô hình này chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân, các tổ chức tài chính, các công ty tư vấn trong và ngoài nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi để trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 71 về quy chế đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Đây được xem là việc làm hết sức cấp thiết để đẩy mạnh tiến trình thu hút đầu tư và triển khai xây dựng các dự án hợp tác công tư - vốn được coi là rất tiềm năng và chia sẻ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Các sửa đổi lần này nhằm tạo sự hấp dẫn cho nhà đầu tư. Phần hỗ trợ của nhà nước trước đây quy định tối đa là 30%, lần này dự thảo nâng lên 49%, không phải xin phép Thủ tướng vì trên thực tế, 1 số dự án giao thông, nếu nhà nước hỗ trợ 30% thì nhà đầu tư vẫn chưa thu hồi được vốn nên họ ngập ngừng, do vậy phải nâng lên.

Thứ 2, trước đây chỉ quy định các công trình kết cấu hạ tầng là giao thông và điện, thì lần này sẽ mở rộng ra: bệnh viện, trường học, ký túc xá, cấp nước, xử lý nước thải, thoát nước, công nghệ thông tin, nông nghiệp, hạ tầng đô thị... Quy định phần bảo đảm thực hiện hợp đồng của các nhà đầu tư ở mức 2%, lần này sẽ đưa xuống là 1,5% với dự án dưới 1000 tỷ. Thủ tục hành chính sẽ được đơn giản...”.

Tác động tích cực nhất của hợp tác công - tư là mở ra cơ hội, huy động vốn của khu vực tư nhân đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chìa khóa cho hợp tác công – tư ở Việt Nam cần phải sớm hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc tổ chức đấu thầu cạnh tranh theo thông lệ quốc tế, tạo niềm tin cho nhà đầu tư tư nhân. Có như thế thì khả năng huy động 70 - 80 tỷ USD trong vòng 10 năm tới là hoàn toàn có thể đạt được./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đối thoại cấp cao lần thứ 1 giữa Việt Nam và JBIC về PPP
Đối thoại cấp cao lần thứ 1 giữa Việt Nam và JBIC về PPP

(VOV) - Cuộc đối thoại này đóng vai trò quan trọng, sự kiện mở đầu cho hợp tác giữa 2 bên trong lĩnh vực PPP.

Đối thoại cấp cao lần thứ 1 giữa Việt Nam và JBIC về PPP

Đối thoại cấp cao lần thứ 1 giữa Việt Nam và JBIC về PPP

(VOV) - Cuộc đối thoại này đóng vai trò quan trọng, sự kiện mở đầu cho hợp tác giữa 2 bên trong lĩnh vực PPP.

Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP
Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP

Việt Nam cần sớm xây dựng các hình thức chính sách đầu tư mới như chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP)

Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP

Sẽ sớm ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP

Việt Nam cần sớm xây dựng các hình thức chính sách đầu tư mới như chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP)

Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh
Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh

Điều này sẽ giúp chọn lựa các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước có chất lượng thực sự để phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.

Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh

Sẽ có một thị trường PPP cạnh tranh

Điều này sẽ giúp chọn lựa các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước có chất lượng thực sự để phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội.

Tọa đàm khuôn khổ pháp lý hợp tác công tư Việt Nam – Anh
Tọa đàm khuôn khổ pháp lý hợp tác công tư Việt Nam – Anh

(VOV) - Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về các dự án PFI ở Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tọa đàm khuôn khổ pháp lý hợp tác công tư Việt Nam – Anh

Tọa đàm khuôn khổ pháp lý hợp tác công tư Việt Nam – Anh

(VOV) - Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm về các dự án PFI ở Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hợp tác công tư và mua sắm công
Hợp tác công tư và mua sắm công

Đây là chủ đề cuộc hội thảo với sự tham gia của 500 đại biểu từ nhiều Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đông đảo chuyên gia, nhà khoa học.  

Hợp tác công tư và mua sắm công

Hợp tác công tư và mua sắm công

Đây là chủ đề cuộc hội thảo với sự tham gia của 500 đại biểu từ nhiều Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố và đông đảo chuyên gia, nhà khoa học.  

Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013
Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013

(VOV) -Các dự án được chọn tập trung vào có tính thương mại cao, quy mô và lĩnh vực phù hợp.

Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013

Lựa chọn ít nhất 5 dự án PPP trong năm 2013

(VOV) -Các dự án được chọn tập trung vào có tính thương mại cao, quy mô và lĩnh vực phù hợp.