Cần hoàn thành rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể rừng

VOV.VN -Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại hội thảo "Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng".

“Tình trạng phá rừng, khai thác tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng”. Đó là những tồn tại trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao giá trị, thu nhập, phát triển lâm nghiệp bền vững được các đại biểu chỉ ra tại hội thảo "Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng" do Ủy ban kinh tế của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức hôm nay, tại tỉnh Thái Nguyên. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự hội thảo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định, tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước. Hiện nay, nước ta có khoảng 16 triệu ha rừng. Bình quân mỗi năm trồng được hơn 200 nghìn ha. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 tăng 5,9%. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, khai thác tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp tại một số địa phương; chất lượng giá trị rừng sản xuất thấp. Giá trị thu nhập trên 1 ha rừng trồng mới mỗi năm đạt khoảng 7-8 triệu đồng. Đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi.

Để nâng cao chất lượng quy hoạch, đảm bảo các định hướng Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, các đại biểu cho rằng, cần hoàn thành rà soát, đánh giá lại quy hoạch tổng thể rừng, kiểm kê rừng vào năm 2015; Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp; kiên quyết xử lý những vi phạm pháp luật về đất đai và việc mua bán đất lâm nghiệp trái phép. Đồng thời, đẩy mạnh giao đất, cho thuê rừng, đảm bảo tất cả các diện tích rừng đều có chủ quản lý.

Ông Đặng Viết Thuần, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến: “Các chính sách của lâm nghiệp cần sửa đổi cho phù hợp. Ví dụ như bất cập, bây giờ một hécta rừng bảo vệ được 200 nghìn thì lương của chúng ta đã thay đổi gần chục lần rồi; cần giành nguồn kinh phí thích đáng cho khoa học tạo ra các giống cây và kỹ thuật chế biến mới đưa được sản phẩm của nước ta đi vào thị trường. Cần có quy hoạch rừng, trong đó coi trọng quy hoạch về giống cây. Nếu không có giống cây trồng tốt thì rừng không phát triển được”.

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Nước ta có nguồn tài nguyên rừng phong phú, những năm qua, ngành Lâm nghiệp đã có đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, điều hòa, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước. Ý thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng và đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong quá trình ban hành và thực thi chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp và bảo vệ phát triển rừng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, thời gian tới cần khẩn trương rà soát, ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; nghiên cứu để chỉnh sửa phù hợp hơn với thực tế; Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói: “Cần phát huy các mô hình liên kết sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả, nâng cao năng suất chất lượng rừng, phát triển công nghiệp chế biến, tăng giá trị sản phẩm; Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế. Bên cạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp cần chú trọng công tác bảo vệ rừng, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng và giá trị của rừng góp phần thu hút sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ rừng; Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lực lượng kiểm lâm đảo bảo đủ khả năng bảo vệ rừng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”
Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”

(VOV) -Chương trình nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và trồng cây xanh cho các bạn trẻ.

Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”

Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”

(VOV) -Chương trình nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và trồng cây xanh cho các bạn trẻ.

Thanh niên trồng rừng ngập mặn bảo vệ đầm phá Tam Giang
Thanh niên trồng rừng ngập mặn bảo vệ đầm phá Tam Giang

(VOV) - Đây là hoạt động nhằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày Môi trường thế giới (5/6) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thanh niên trồng rừng ngập mặn bảo vệ đầm phá Tam Giang

Thanh niên trồng rừng ngập mặn bảo vệ đầm phá Tam Giang

(VOV) - Đây là hoạt động nhằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày Môi trường thế giới (5/6) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

EVN  phát động trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện
EVN phát động trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện

VOV.VN - Lễ trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện tại khu vực vai phải, vai trái đập và khu K1 Nhà máy Thủy điện Sơn La.

EVN  phát động trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện

EVN phát động trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện

VOV.VN - Lễ trồng rừng bảo vệ môi trường thủy điện tại khu vực vai phải, vai trái đập và khu K1 Nhà máy Thủy điện Sơn La.

Hỗ trợ gần 5.500 tấn gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng
Hỗ trợ gần 5.500 tấn gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang sử dụng số gạo được cấp để hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng.

Hỗ trợ gần 5.500 tấn gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng

Hỗ trợ gần 5.500 tấn gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang sử dụng số gạo được cấp để hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng.

Tăng hiệu quả kinh tế nhờ trồng rừng xen cây ăn quả
Tăng hiệu quả kinh tế nhờ trồng rừng xen cây ăn quả

(VOV) -Đây là một cách bảo tồn nguồn nước, vừa tăng hiệu quả kinh tế đồi vườn đang được thực hiện tại Chanthaburi, Thái Lan. 

Tăng hiệu quả kinh tế nhờ trồng rừng xen cây ăn quả

Tăng hiệu quả kinh tế nhờ trồng rừng xen cây ăn quả

(VOV) -Đây là một cách bảo tồn nguồn nước, vừa tăng hiệu quả kinh tế đồi vườn đang được thực hiện tại Chanthaburi, Thái Lan. 

Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”
Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”

VOV.VN -Thông qua việc trồng rừng đã góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho các bạn trẻ.

Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”

Ra quân trồng rừng “Vì một Việt Nam xanh”

VOV.VN -Thông qua việc trồng rừng đã góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho các bạn trẻ.