Cần phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

VOV.VN - Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, 7 tháng qua có gần 79.700 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Thực tế hiện nay đặt ra yêu cầu đối với các bộ, ngành cần ra soát, đánh giá các giải pháp chính sách hỗ trợ đã thực hiện trong thời gian qua, trên cơ sở đó, điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm các chính sách phát huy hiệu quả cao nhất, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. VOV phỏng vấn ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội về nội dung này.

PV: Thưa ông, những khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội hiện nay đang gặp phải là gì?

Ông Mạc Quốc Anh: Những khó khăn nhất của doanh nghiệp hiện nay là sụt giảm về doanh thu và doanh số vì những mặt hàng không phải là thiết yếu được ít người sử dụng. Thứ hai là do tình hình dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 và UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 17 về giãn cách xã hội nên việc vận chuyển các mặt hàng không thiết yếu gặp khó khăn.

Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp đang bị hạn chế. Các đơn hàng mới đã được đăng ký với các đối tác đang có sự đắn đo vì họ sợ dịch bùng phát đợt này ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và tiến độ thực hiện không đảm bảo.

PV: Trước những khó khăn đó, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

Ông Mạc Quốc Anh: Thời gian qua chúng tôi tổ chức rất nhiều chương trình, trong đó có các cuộc đối thoại với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Mặc dù vậy, chúng tôi thấy rằng, việc tổ chức online, trực tuyến không hiệu quả bằng các buổi tiếp xức trực tiếp. Tuy nhiên, việc này vẫn phải căn cứ vào thực tế tình hình thực hiện các chính sách phòng, chống dịch bệnh.

Hiệp hội cũng tổ chức các diễn đàn, cùng với các kênh thông tin để giúp các cơ quan quản lý Nhà nước nắm được tình hình thực tế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chúng tôi mong rằng, những chương trình sắp diễn ra sẽ có những điểm mới để các bộ, ngành địa phương có giải pháp mang lại lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh.

PV: Thưa ông, những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và thành phố Hà Nội trong 7 tháng năm nay có tác động như thế nào đới với hoạt động của các doanh nghiệp?

Ông Mạc Quốc Anh: Chúng tôi thấy có những tác động tích cực, chính sách giảm thuế 30% cho doanh nghiệp. Từ đầu năm có đến hơn 30 nội dung giảm thuế, phí rồi giảm các loại phí cho doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Việc hạ lãi suất cho các khoản vay mới và khoanh nợ cho các khoản vay cũ cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Thị trường tài chính của nước ta đang rất tốt. Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi tiếp tục được các Ngân hàng giải ngân. Một yếu tố nữa là việc thúc đẩy thị trường xuất khẩu khá thành công mang lại kết quả là nhiều mặt hàng đã xuất được sang những nước đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do.

dsc_0485-2.jpg

PV: Trước tình hình thực tế hiện nay, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội có kiến nghị gì để việc hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực và hiệu quả hơn trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Mạc Quốc Anh: Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua tương đối khả quan trong khi ngân sách Nhà nước tương đối hạn hẹp. Tuy nhiên, chúng tôi mong các cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ngành địa phương tiếp tục rà soát, kiểm tra để các thủ tục hành chính, các điều kiện kinh doanh còn gây cản trở cho sự phát triển doanh nghiệp cần được cắt giảm. Các khoản thuế, phí nào hoãn, giãn được thì cần làm triệt để.

Những khoản giãn, hoãn đến 31/21/2021, tôi đề nghị tiếp tục kéo dài thời gian áp dụng đến hết năm 2022, bởi doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hiện nay việc lưu thông hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, có những khoản phí chồng phí, là gánh nặng cho doanh nghiệp. Đối với thị trường xuất khẩu, một số thị trường đã mở cửa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chúng tôi mong muốn các hoạt động về thông quan tạo mọi thuận lợi về luồng xanh để giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp, để việc xuất khẩu hàng hóa thuận lợi hơn.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần Thơ tạm dừng hoạt động các doanh nghiệp không đủ điều kiện phòng, chống dịch
Cần Thơ tạm dừng hoạt động các doanh nghiệp không đủ điều kiện phòng, chống dịch

VOV.VN - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Công văn về việc tạm dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp nếu không đảm bảo điều kiện an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cần Thơ tạm dừng hoạt động các doanh nghiệp không đủ điều kiện phòng, chống dịch

Cần Thơ tạm dừng hoạt động các doanh nghiệp không đủ điều kiện phòng, chống dịch

VOV.VN - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Công văn về việc tạm dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp nếu không đảm bảo điều kiện an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Doanh nghiệp đồng lòng vượt qua khó khăn, dịch bệnh
Doanh nghiệp đồng lòng vượt qua khó khăn, dịch bệnh

VOV.VN - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi đồng bào ở trong và ngoài nước về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Đây là lời hiệu triệu thúc đẩy quyết tâm, tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn vượt qua đại dịch.

Doanh nghiệp đồng lòng vượt qua khó khăn, dịch bệnh

Doanh nghiệp đồng lòng vượt qua khó khăn, dịch bệnh

VOV.VN - Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời kêu gọi đồng bào ở trong và ngoài nước về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Đây là lời hiệu triệu thúc đẩy quyết tâm, tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn vượt qua đại dịch.

Chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng đến giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế
Chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng đến giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế

VOV.VN - Theo số liệu thống kê, 7 tháng qua, xuất nhập khẩu tăng trưởng 29%. Tuy nhiên, chi phí logisctisc tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng đến giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế

Chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng đến giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế

VOV.VN - Theo số liệu thống kê, 7 tháng qua, xuất nhập khẩu tăng trưởng 29%. Tuy nhiên, chi phí logisctisc tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế.