Cần phối hợp “ba nhà” để chống hàng gian, hàng giả

VOV.VN -Theo các chuyên gia, để công tác chống hàng gian, hàng giả hiệu quả, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng.

Nhân kỷ niệm Ngày Phòng, chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11, sáng nay (27/11), tại TP HCM, Cục Sở hữu trí tuệ và Công ty Vina CHG tổ chức Diễn đàn “Hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng".

Tại diễn đàn, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến biến phức tạp. Trong 10 tháng qua, cả nước kiểm tra và xử lý gần 6.600 vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và xử phạt hơn 19 tỷ đồng.

Hàng nhái nhãn hiệu ngày càng tinh vi rất khó phát hiện nếu không có nghiệp vụ chuyên ngành.

Gần đây nhất, tại chợ Bến Thành, TP HCM, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ gần 2 ngàn sản phẩm quần áo, đồng hồ, túi xách… giả các nhãn hiệu nổi tiếng. Cũng tại TP HCM, hải quan phát hiện 2 doanh nghiệp may mặc và chăn, ga, nệm xốp… nhập khẩu lô hàng có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng ghi nhãn mác hàng Việt Nam với tổng trị giá gần 1,8 tỷ đồng.

Nhiều đại biểu cho rằng, để công tác chống hàng gian, hàng giả hiệu quả, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nước, nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Trong đó, nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra xử lý, nhà sản xuất phối hợp tốt với cơ quan chức năng xử lý các trường hợp vi phạm và chủ động tuyên tuyền cho người tiêu dùng cách nhận diện phân biệt hàng thật-hàng giả, còn người tiêu dùng thì phải tích cực tố giác hàng giả.

Đồng thời, các doanh nghiệp nên tăng cường áp dụng công nghệ vào phòng chống hàng giả. Cơ quan chức năng cần bổ sung, hoàn thiện  pháp luật về chống hàng gian, hàng giả; trao thêm quyền cho các cơ quan chức năng trong xử lý các trường hợp vi phạm, tăng mức xử phạt... Tình trạng buôn bán hàng qua mạng internet cũng cần có biện pháp quản lý, giám sát để ngăn chặn trở thành một kênh phân phố hàng gian, hàng giả.

Ông Nguyễn Thành Danh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bình Dương kiến nghị: "Chúng ta cần điều chỉnh các quy định trong quản lý mạng xã hội. Bộ Công thương cũng nên ra những quy định quản lý bán hàng online để siết chặt việc bán hàng online. Ai đưa hàng lên mạng bán thì phải đăng ký, nếu không thì sẽ bị xử lý, khi đó chúng ta có thể kết bạn, truy cập nhiều  website, facebook bán hàng online để từ đó có thể truy xuất nơi cung cấp hàng giả”./.

                                    

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thu gần 1.774 tỷ đồng
Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thu gần 1.774 tỷ đồng

VOV.VN - 14 tỉnh, thành phố phía Bắc trong 9 tháng qua thu nộp ngân sách nhà nước từ công tác chống buôn lậu, gian lận thương gần 1774 tỷ đồng.

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thu gần 1.774 tỷ đồng

Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thu gần 1.774 tỷ đồng

VOV.VN - 14 tỉnh, thành phố phía Bắc trong 9 tháng qua thu nộp ngân sách nhà nước từ công tác chống buôn lậu, gian lận thương gần 1774 tỷ đồng.

Hàng giả hàng nhái ngày càng “lan tỏa” tinh vi và công khai
Hàng giả hàng nhái ngày càng “lan tỏa” tinh vi và công khai

VOV.VN - Hàng giả hàng nhái vẫn có chiều hướng gia tăng với các phương thức, thủ đoạn tinh vi khiến cho công tác bài trừ ngày càng khó khăn hơn.

Hàng giả hàng nhái ngày càng “lan tỏa” tinh vi và công khai

Hàng giả hàng nhái ngày càng “lan tỏa” tinh vi và công khai

VOV.VN - Hàng giả hàng nhái vẫn có chiều hướng gia tăng với các phương thức, thủ đoạn tinh vi khiến cho công tác bài trừ ngày càng khó khăn hơn.

Người Việt thích mua sắm trực tuyến nhưng chỉ dám mua hàng giá rẻ
Người Việt thích mua sắm trực tuyến nhưng chỉ dám mua hàng giá rẻ

VOV.VN - Lý do chính là người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo ngại về các yếu tố chất lượng sản phẩm, thanh toán an toàn.

Người Việt thích mua sắm trực tuyến nhưng chỉ dám mua hàng giá rẻ

Người Việt thích mua sắm trực tuyến nhưng chỉ dám mua hàng giá rẻ

VOV.VN - Lý do chính là người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo ngại về các yếu tố chất lượng sản phẩm, thanh toán an toàn.