Cần thêm phương án cho doanh nghiệp phân phối xăng dầu được mua bán của nhau

VOV.VN - Ban soạn thảo cho biết sẽ trình thêm phương án cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán của nhau như các góp ý để Chính phủ xem xét, quyết định phương án phù hợp với thực tiễn, đảm bảo khách quan, khoa học...

Để đảm quá trình phân phối xăng dầu thông suốt, góp ý vào Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu, Bộ Tư pháp mới đây khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu thúc đẩy thị trường kinh doanh xăng dầu phát triển ổn định, lành mạnh, đảm bảo nguồn cung cho hoạt động phát triển kinh tế- xã hội, việc Bộ Công Thương xây dựng Nghị định thay thế các Nghị định hiện hành về kinh doanh xăng dầu là cần thiết, có cơ sở và đúng với nhiệm vụ được giao.

Xem xét hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên, Bộ Tư pháp lưu ý cơ quan soạn thảo cần làm rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định; rà soát toàn bộ dự thảo văn bản, để đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rất rõ: “Bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh…”.

Đồng thời, dự thảo thực hiện đúng Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Không biến việc chấp thuận, xác nhận, chứng nhận đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật thành giấy phép con, gây cản trở hoạt động của kinh tế tư nhân… mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng.

Cụ thể tại Khoản 1, Điều 17 Dự thảo quy định thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, nhưng các thương nhân này lại không được mua bán xăng dầu lẫn nhau. "Việc giới hạn này về nguyên tắc sẽ làm hạn chế lựa chọn nguồn cung xăng dầu của các thương nhân phân phối, có thể chưa phù hợp với chính sách của Nhà nước về cạnh tranh tại khoản 2 Điều 6 Luật Cạnh tranh năm 2018", Bộ Tư pháp nêu.

Trong khi đó, viện dẫn Khoản 2, Điều 6 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của DN, Bộ Tư pháp cho rằng, đề xuất các thương nhân phân phối không được mua bán xăng dầu lẫn nhau có thể được xác định là hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường, bị nghiêm cấm được nêu tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh.

“Đây có thể coi là việc ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị DN... phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể"” Bộ Tư pháp nêu bất cập.

Cùng về vấn đề này, trước đó Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã có góp ý gửi cơ quan soạn thảo. Trong đó nêu quy định các thương nhân phân phối không được mua bán xăng dầu của nhà là không có cơ sở; đi ngược lại quy luật thị trường, trong khi các bên trên thị trường bán buôn xăng dầu luôn có xu hướng ưu tiên mua của những thương nhân phân phối với giá thấp hơn.

“Giả sử có một nguồn hàng giá rẻ, nhưng do bị mua bán qua nhiều trung gian khiến giá bán tăng lên, người mua sẽ tìm đến tận gốc nguồn hàng để có thể mua rẻ hơn. Thương nhân phân phối nào bán giá cao sẽ bị đào thải khỏi thị trường, do không thể cạnh tranh với các thương nhân đầu mối và phân phối khác có giá rẻ hơn”, VCCI phân tích.

Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến và trình thêm phương án

Thông tin về vấn đề này, bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của các cơ quan chuyên môn, chuyên gia và đại diện DN. Những ý kiến còn tranh cãi, Ban soạn thảo sẽ trình nhiều phương án để xem xét.

"Trong Dự thảo tới, chúng tôi sẽ trình thêm phương án cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán của nhau như góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan chuyên môn, để Chính phủ xem xét, quyết định phương án phù hợp với thực tiễn, đảm bảo khách quan, khoa học", bà Hiền cho hay.

Liên quan đến pháp luật về giá thể hiện trong Dự thảo, Bộ Tư pháp cũng chỉ ra Khoản 3, Điều 33 quy định thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện thông báo giá bán, kê khai giá bán gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi thương nhân công bố giá bán xăng dầu.

Trong khi chi tiết một số điều của Luật Giá năm 2023 cũng quy định: Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá có trách nhiệm gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá quy định tại Điều 16 Nghị định này trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giá.

“Chu kỳ điều hành giá xăng dầu được quy định tại Điều 35 dự thảo Nghị định là 7 ngày, nhưng thực tiễn triển khai quy định có thể phát sinh trường hợp thương nhân chưa thực hiện kê khai giá đã đến chu kỳ điều hành giá mới. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, làm rõ vấn đề này để có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn điều hành giá xăng dầu”, Bộ Tư pháp nêu.

Đối với quy định về giá bán xăng dầu tối đa của thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu, Bộ Tư pháp cho rằng, việc dự thảo Nghị định quy định về giá tối đa của mặt hàng xăng dầu được áp dụng thường xuyên, liên tục trong chừng mực nhất định vẫn có thể có quan điểm cho rằng quy định này chưa phù hợp với Luật Giá.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sàn giao dịch xăng dầu: Cần bỏ giá trần, giá sàn, để thị trường quyết định giá
Sàn giao dịch xăng dầu: Cần bỏ giá trần, giá sàn, để thị trường quyết định giá

VOV.VN - Bình ổn giá xăng dầu sẽ theo quy định của Luật Giá năm 2023, hướng thành lập Sàn giao dịch xăng dầu là những giải pháp mới hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu thời gian tới...

Sàn giao dịch xăng dầu: Cần bỏ giá trần, giá sàn, để thị trường quyết định giá

Sàn giao dịch xăng dầu: Cần bỏ giá trần, giá sàn, để thị trường quyết định giá

VOV.VN - Bình ổn giá xăng dầu sẽ theo quy định của Luật Giá năm 2023, hướng thành lập Sàn giao dịch xăng dầu là những giải pháp mới hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu thời gian tới...

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập
Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

VOV.VN - Nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo), trên cơ sở ý kiến của các DN và Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới có ý kiến đến cơ quan soạn thảo là Bộ Công Thương.

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu: VCCI vạch ra nhiều bất cập

VOV.VN - Nhằm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (Dự thảo), trên cơ sở ý kiến của các DN và Hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới có ý kiến đến cơ quan soạn thảo là Bộ Công Thương.

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định
Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

VOV.VN - Chuyên gia và doanh nghiệp đồng thuận với quy định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, phân phối tự quyết định giá bán, đồng thời đề xuất thành lập Sàn giao dịch xăng dầu.

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: DN tự định giá không vượt quá khung quy định

VOV.VN - Chuyên gia và doanh nghiệp đồng thuận với quy định cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, phân phối tự quyết định giá bán, đồng thời đề xuất thành lập Sàn giao dịch xăng dầu.