Căng thẳng với Trung Quốc có làm kinh tế châu Á “chùn chân”?

VOV.VN - Những tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á làm dấy lên lo ngại về sự trì trệ trong hoạt động thương mại.

Bất chấp những căng thẳng đang âm ỉ xảy ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á, kim ngạch thương mại giữa các bên vẫn tăng đáng kể trong những năm gần đây và sự thắt chặt về vấn đề tài chính sẽ tiếp tục sâu sắc hơn nữa, HSBC nhận định.

Trung Quốc gần đây đã có một số tranh chấp và bất đồng liên quan đến vấn đề chủ quyền trên Biển Đông với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines, làm dấy lên lo ngại sẽ dẫn đến xung đột quân sự. Tuy nhiên, HSBC dự báo, mặc dù căng thẳng chính trị có thể tác động lên một số mặt của thương mại, song mục tiêu và hướng đi của nền kinh tế các nước đã được thiết lập sẵn.


ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc (Ảnh: CNBC)

Trong một báo cáo mới đây của HSBC, tình hình thương mại, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN còn rất nhiều khía cạnh có thể khai thác sâu hơn nữa, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng nội địa và nỗ lực hội nhập kinh tế thông qua các hiệp định thương mại của các nước đều tăng cao.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009 tới nay, vượt qua cả Nhật Bản và Mỹ. Trong khi đó, ASEAN là đối tác lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Liên minh châu Âu và Mỹ từ năm 2010.

Theo thống kê của HSBC, mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN tăng mạnh từ 37 tỷ USD năm 2000 lên tới 358 tỷ USD năm 2013, song đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại chững lại.

FDI của Trung Quốc vào 8 quốc gia khu vực ASEAN chỉ đạt 23 tỷ USD trong giai đoạn 2003-2012. Còn đầu tư FDI của Thái Lan, Indonesia, Philippines vào Trung Quốc chỉ đạt 7 tỷ USD trong cùng kỳ.

Vấn đề nhân khẩu học dường như là động lực chính của việc đầu tư hai chiều. Trong khi dân số của các quốc gia ASEAN tương đối trẻ, thì dân số của Trung Quốc đang già hóa với tốc độ nhanh chóng, lực lượng lao động của nước này sẽ trên đà sụt giảm mạnh vào năm 2019. Trung Quốc có khoảng 200 triệu người ở độ tuổi trên 60 và con số này sẽ tăng lên hơn 400 triệu người trong vòng 20 năm tới, cao hơn cả dân số của Mỹ. Điều này khiến các nhà đầu tư không còn mấy mặn mà với môi trường kinh doanh tại Trung Quốc.

Các công ty lao động cũng đang ngày càng đa dạng hóa thị trường ra khỏi Trung Quốc, hướng đến các thị trường tiềm năng khác của ASEAN như Việt Nam, Myanmar và Campuchia. Các chuyên gia cho rằng thương mại trong khu vực châu Á được thiết lập cho sự phát triển lâu dài và bền vững.

Bên cạnh đó, châu Á vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức 5%, chủ yếu nhờ chính các thị trường trong khu vực. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng sang thị trường Mỹ tăng khoảng 3-4%, chủ yếu do các công ty của châu Á thâm nhập vào thị trường Mỹ hơn là Mỹ thực chất nhập khẩu các sản phẩm này.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, châu Á có đủ tiềm lực để thúc đẩy sự tăng trưởng thông qua hoạt động xuất khẩu và nhu cầu nội địa, mà không phụ thuộc vào nhóm ba nền kinh tế lớn là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Sự thay đổi trọng lực kinh tế từ Tây sang Đông được cho là đang ngày càng gia tăng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Samsung tạm đình chỉ kinh doanh với đối tác Trung Quốc
Samsung tạm đình chỉ kinh doanh với đối tác Trung Quốc

VOV.VN - Môi trường làm việc không được đánh giá cao, cũng như chi phí nhân công tăng khiến các doanh nghiệp nước ngoài dần “xa lánh” Trung Quốc.

Samsung tạm đình chỉ kinh doanh với đối tác Trung Quốc

Samsung tạm đình chỉ kinh doanh với đối tác Trung Quốc

VOV.VN - Môi trường làm việc không được đánh giá cao, cũng như chi phí nhân công tăng khiến các doanh nghiệp nước ngoài dần “xa lánh” Trung Quốc.

Giới đầu tư Nhật Bản ồ ạt ra khỏi Trung Quốc
Giới đầu tư Nhật Bản ồ ạt ra khỏi Trung Quốc

Thay vào đó, ASEAN đang trở nên ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư nước này.

Giới đầu tư Nhật Bản ồ ạt ra khỏi Trung Quốc

Giới đầu tư Nhật Bản ồ ạt ra khỏi Trung Quốc

Thay vào đó, ASEAN đang trở nên ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư nước này.

Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc
Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

VOV.VN - Giới chức nước này cũng cho biết, Thái Lan sẽ giao đủ 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc đúng hạn vào tháng 7 năm tới.

Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

VOV.VN - Giới chức nước này cũng cho biết, Thái Lan sẽ giao đủ 1 triệu tấn gạo cho Trung Quốc đúng hạn vào tháng 7 năm tới.

Nike, Adidas bỏ Trung Quốc sang đặt hàng Việt Nam
Nike, Adidas bỏ Trung Quốc sang đặt hàng Việt Nam

Đây là thông tin do Hiệp hội Da giày Việt Nam đưa ra. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỉ lệ nội địa hóa là 25%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Nike, Adidas bỏ Trung Quốc sang đặt hàng Việt Nam

Nike, Adidas bỏ Trung Quốc sang đặt hàng Việt Nam

Đây là thông tin do Hiệp hội Da giày Việt Nam đưa ra. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tỉ lệ nội địa hóa là 25%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.