Cắt giảm thủ tục, chi phí cho doanh nghiệp trong dịch Covid-19

VOV.VN - Các đơn vị ngành Công Thương rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho DN, nhất các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh mới ban hành Chỉ thị số 06 về việc tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diến biến mới của dịch Covid-19.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, phối hợp với các doanh nghiệp và các địa phương triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu; đề nghị các doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, nhất là tại địa phương có dịch bệnh.

Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và kế hoạch hỗ trợ cung ứng cho các địa phương khác khi cần thiết, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống theo phương châm 4 tại chỗ chỗ: "Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hệ thống phân phối tại chỗ, hàng hóa tại chỗ" và 3 sẵn sàng: "Chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương".

Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục bảo đảm thông quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bộ Công Thương giao Tổng Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá để trục lợi, đặc biệt là đối với các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch và các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân.

Đặc biệt, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát tất cả chương trình, kế hoạch đi công tác nước ngoài, báo cáo đề xuất với Lãnh đạo Bộ để xem xét, tạm hoãn tất cả các chuyến công tác nước ngoài, không cử cán bộ đi học tập, trao đổi, công tác nước ngoài trong thời điểm hiện tại (nhất là những nước và vùng lãnh thổ có dịch), trừ các sự kiện đặc biệt hoặc hội nghị quan trọng phải báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Đối với các đoàn đã hoàn thành chuyến công tác nước ngoài cần rà soát địa điểm, thời gian, đối tượng làm việc để báo cáo cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. Các đơn vị trong Bộ hạn chế, tạm hoãn các cuộc họp không thực sự cấp bách, tăng cường họp trực tuyến để vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, vừa bảo đảm triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Trong công tác tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị có liên quan rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, nhất các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong phạm vi và lĩnh vực quản lý.

Đặc biệt, chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong Quý I và Quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp do Nhà nước định giá như giá xăng dầu, giá điện. Đẩy mạnh đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy xuất, nhập khẩu, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ NN&PTNT, Xây dựng và các cơ quan liên quan rà soát, báo cáo về thực trạng, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất phương án tổ chức sản xuất và các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và bảo đảm đủ nguồn cung cho hoạt động sản xuất trong nước.

Vụ Thị trường trong nước dự báo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; đề xuất phương án tổ chức phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động bán lẻ.

Cục Xuất nhập khẩu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các thị trường xuất, nhập khẩu và tìm thị trường mới; tích cực khai thác cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do (FTA); chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tiếp tục bảo đảm thông quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh biên giới để hoạt động thông quan hàng hóa được thuận lợi.

Đồng thời, phối hợp với các địa phương, đề xuất biện pháp để phát triển mạnh các vùng sản xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước; đề xuất các chính sách để ưu đãi phù hợp, trước hết là đối với ngành dệt may, da giày và các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19; có cơ chế khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian trong nước thay thế nhập khẩu.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư. Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 ngay trong tháng 3 năm 2020; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và năm 2020 (bao gồm vốn ODA).

Tập trung chỉ đạo sớm hoàn thành các dự án công nghiệp quy mô lớn, góp phần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Dự án Nhiệt điện Long Phú I, Dự án Nhiệt điện Sông Hậu I; các dự án điện, khí, năng lượng tái tạo, hệ thống truyền tải điện; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2045; xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện; không được để thiếu điện cho sản xuất và đời sống trong giai đoạn 2021 - 2025.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp, tham gia cùng các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước để triển khai các biện pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; các chương trình miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ, nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công.

Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp chủ trì phối hợp, tham gia ý kiến với Bộ Tài chính về vấn đề gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất; vấn đề miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp, tham gia cùng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải để đề xuất các biện pháp giảm chi phí logisitcs cho doanh nghiệp.

“Thủ trưởng các đơn vị trong ngành phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, thường xuyên, liên tục; thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày về tình hình và kết quả triển khai thực hiện, gửi bộ phận thường trực của Bộ để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ; đồng thời phải chủ động triển khai thực hiện hoặc đề xuất kịp thời với Lãnh đạo Bộ xem xét, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp mới nhằm ứng phó có hiệu quả với dịch bệnh Covid -19 trong ngành Công Thương”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp lo “sốt vó” nguồn nguyên liệu
Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp lo “sốt vó” nguồn nguyên liệu

VOV.VN - Nhiều ngành công nghiệp đang chịu tác động lớn của dịch Covid 19 do thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, linh phụ kiện đầu phục vụ sản xuất.

Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp lo “sốt vó” nguồn nguyên liệu

Covid-19 khiến nhiều ngành công nghiệp lo “sốt vó” nguồn nguyên liệu

VOV.VN - Nhiều ngành công nghiệp đang chịu tác động lớn của dịch Covid 19 do thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, linh phụ kiện đầu phục vụ sản xuất.

Xu hướng làm việc online tăng mạnh thời Covid-19
Xu hướng làm việc online tăng mạnh thời Covid-19

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp, đơn vị chuyển sang phương thức làm việc trực tuyến (online) để giảm thiểu việc ngưng trệ sản xuất, kinh doanh do Covid-19.

Xu hướng làm việc online tăng mạnh thời Covid-19

Xu hướng làm việc online tăng mạnh thời Covid-19

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp, đơn vị chuyển sang phương thức làm việc trực tuyến (online) để giảm thiểu việc ngưng trệ sản xuất, kinh doanh do Covid-19.

Nhiều doanh nghiệp chỉ đủ nguyên liệu “cầm cự” đến hết tháng 3
Nhiều doanh nghiệp chỉ đủ nguyên liệu “cầm cự” đến hết tháng 3

VOV.VN - Do thiếu nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ dẫn đến khả năng nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp chỉ đủ nguyên liệu “cầm cự” đến hết tháng 3

Nhiều doanh nghiệp chỉ đủ nguyên liệu “cầm cự” đến hết tháng 3

VOV.VN - Do thiếu nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ dẫn đến khả năng nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.