Cây dược liệu mang tới cơ hội thoát nghèo cho vùng cao Quảng Ngãi

VOV.VN - Để các loại cây dược liệu trở thành sản phẩm hàng hoá, giúp người dân vùng cao thoát nghèo, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ngãi cần có kế hoạch, đinh hướng mang tính bền vững hơn.

Miền núi tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển các loại cây dược liệu.

Cây gừng gió hay còn gọi là gừng sẻ là loại cây gia vị, cây thuốc quen thuộc của đồng bào Cor huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Trước đây, gừng gió chủ yếu mọc hoang trên sườn dốc, đồi núi, hốc đá ven sông, suối… Mấy năm gần đây, đồng bào Cor ở xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng đã biết tìm giống trong tự nhiên đem về trồng dưới tán rừng, vườn nhà.

Anh Hồ Văn Nghĩa ở thôn Trà Xuông, xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng cho biết, ngày trước, bà con dân làng thường dùng để làm gia vị chế biến món ăn hay điều trị những bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, ho, đau bụng... Hiện gừng gió đã trở thành cây trồng kinh tế, mang lại nguồn thu nhập đáng kể khi được bán với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/kg.

“Trước kia, tập quán cũ, không có kỹ thuật, gia đình tôi chưa nhân rộng. Bữa nay, gia đình trồng nhiều, theo kỹ thuật, đào hố, bón phân. Trồng xen canh với trồng lúa, trồng rừng, hiệu quả đạt hơn”, anh Nghĩa chia sẻ.

Từ cuối năm 2000, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Trà Bồng xây dựng thử nghiệm mô hình “Trồng cây gừng gió xen canh một số loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày” trên diện tích 2,4 ha. 19 hộ dân ở xã Sơn Trà tham gia mô hình này được hướng dẫn kỹ thuật canh tác, xen canh cây gừng gió với các loại cây lúa, keo, quế… trong vườn nhà hay trên nương rẫy.

Từ hiệu quả bước đầu của mô hình trồng cây gừng gió, huyện Trà Bồng đã xây dựng phương án phát triển, bảo tồn loại dược liệu này. 6 xã phía Tây của huyện Trà Bồng là Sơn Trà, Hương Trà, Trà Phong, Trà Xinh, Trà Thanh và Trà Tây được khoanh vùng trồng gừng gió trên diện tích 20ha, định hướng phát triển lên 30 ha vào năm 2030. UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép sử dụng địa danh “Trà Bồng” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Gừng gió Trà Bồng”.

Ông Hoàng Anh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết, cùng với quế Trà Bồng, cây gừng gió mở ra cơ hội thoát nghèo cho bà con vùng cao.

Theo đó, huyện xây dựng kế hoạch phát triển cây dược liệu từ cây quế, cây gừng gió hay còn gọi là gừng sẻ để phát triển, thu hút người dân, tạo công ăn việc làm cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Năm 2018, Viện Sinh học Nhiệt đới, trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi điều tra hiện trạng và giá trị nguồn dược liệu cây gừng gió trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với 3 huyện Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ triển khai mô hình trồng và bảo tồn, phát triển sâm 7 lá 1 hoa và tam thất bắc. Qua đó, xây dựng vườn giống, sưu tập bảo tồn gen các loại dược liệu này…

Từ năm 2019, UBND tỉnh Quảng Ngãi triển khai Kế hoạch bảo tồn, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất dược liệu quý, hiếm trên địa bàn tỉnh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

Ông Trần Văn Mẫn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi cho rằng cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp trên hành trình phát triển cây dược liệu ở miền núi cao.

“Bài toán của chúng ta là phải xây dựng được chuỗi sản xuất, cung ứng dược liệu, dứt khoát phải có sự tham gia của doanh nghiệp lo đầu vào, đầu ra xuyên suốt trong quá trình sản xuất. Chuỗi này có sự tham gia của hợp tác xã để người dân địa phương tham gia một cách chủ động, tự quản. Đây là cách làm sắp tới, có như vậy chúng ta mới mong thay đổi nhận thức, tập quán, sản xuất và đời sống của bà con”, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi thông tin thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh
Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh

VOV.VN - Thay vì trồng lúa hay cây tạp, nông dân nhiều vùng hiện nay đã chuyển qua trồng cây ăn quả chuyên canh: Cam, mít, bưởi... giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế, thoát nghèo.

Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh

Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh

VOV.VN - Thay vì trồng lúa hay cây tạp, nông dân nhiều vùng hiện nay đã chuyển qua trồng cây ăn quả chuyên canh: Cam, mít, bưởi... giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế, thoát nghèo.

Cây gai xanh giúp người dân Sơn La thoát nghèo
Cây gai xanh giúp người dân Sơn La thoát nghèo

VOV.VN - Với mỗi ha cho giá trị bình quân 30-40 triệu đồng, cây gai xanh đã giúp bà con nhiều xã trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thoát nghèo.

Cây gai xanh giúp người dân Sơn La thoát nghèo

Cây gai xanh giúp người dân Sơn La thoát nghèo

VOV.VN - Với mỗi ha cho giá trị bình quân 30-40 triệu đồng, cây gai xanh đã giúp bà con nhiều xã trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thoát nghèo.

Đồng bào thiểu số Đa Quyn (Lâm Đồng) thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng
Đồng bào thiểu số Đa Quyn (Lâm Đồng) thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

VOV.VN - Nhờ đẩy mạnh các phong trào tăng gia sản xuất, chuyển đổi mô hình trồng trọt, đời sống của bà con xã Đa Quyn (Đức Trọng, Lâm Đồng) đã no đủ và sung túc.

Đồng bào thiểu số Đa Quyn (Lâm Đồng) thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

Đồng bào thiểu số Đa Quyn (Lâm Đồng) thoát nghèo nhờ chuyển đổi cây trồng

VOV.VN - Nhờ đẩy mạnh các phong trào tăng gia sản xuất, chuyển đổi mô hình trồng trọt, đời sống của bà con xã Đa Quyn (Đức Trọng, Lâm Đồng) đã no đủ và sung túc.