Cây gai xanh giúp người dân Sơn La thoát nghèo

VOV.VN - Với mỗi ha cho giá trị bình quân 30-40 triệu đồng, cây gai xanh đã giúp bà con nhiều xã trên địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La thoát nghèo.

Cây gai xanh được huyện Phù Yên đưa vào trồng thử nghiệm trên 10ha từ tháng 5/ 2019. Đây là loại cây rất có giá trị kinh tế, bởi có thể sử dụng tất cả bộ phận của cây để làm ra sản phẩm như: thân và vỏ dùng sản xuất sợi dệt vải; lá được sử dụng trong chế biến bánh gai và tách chiết lấy tinh dầu; thân cây được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy…

Gai xanh là loại cây dễ chăm sóc, khả năng chịu hạn tốt, ưa khí hậu nóng ẩm, trồng sau 75 ngày là có thể thu hoạch vụ đầu tiên. Từ vụ thứ 2 trở đi cho thu hoạch sau 40- 50 ngày. Trung bình, 1 ha cây gai xanh cho thu từ 800 - 1.000 kg vỏ khô, cho giá trị 30 - 40 triệu đồng; mỗi năm có thể thu hoạch từ 4 - 5 vụ. 

1 ha cây gai xanh cho giá trị 30 - 40 triệu đồng.

Anh Cầm Hoài Thanh, Giám đốc hợp tác xã Tâm Tín, ở Bản Nà Mạc, xã Gia Phù là một trong những người đầu tiên trồng thử nghiệm cây gai xanh. Tham gia mô hình, anh được hỗ trợ giống, phân bón và được cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tư vấn, hướng dẫn các kỹ thuật cần thiết. Sau 2 tháng đưa vào trồng, 2 ha cây gai xanh của gia đình đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Thấy mô hình rất hiệu quả, đến nay anh đã mở rộng diện tích trồng gai xanh lên 10ha.

Anh Thanh chia sẻ: “Thời gian tới, hợp tác xã chúng tôi sẽ cố gắng theo hướng đi đã xác định từ trước là hỗ trợ bà con đến mức tối đa có thể trong việc trồng và bao tiêu sản phẩm, chế biến cây gai xanh. Chúng tôi sẽ xây dựng xưởng chế biến tập trung để hỗ trợ bà con, bà con chỉ phải trồng và thu hoạch, chúng tôi sẽ thu mua cho bà con cây tươi về xưởng chế biến tập trung để đảm bảo chất lượng đầu ra”.

Ngoài đầu tư phát triển kinh tế cho gia đình mình, anh Thanh còn tuyên truyền, vận động nhiều hộ dân trong bản, trong xã cùng nhau trồng cây gai xanh và tham gia hợp tác xã Tâm Tín. Tổng cộng, đến nay đã có 16 hộ tại 4 xã trồng thí điểm cây gai xanh trên địa bàn tham gia mô hình.

Anh Lò Văn Anh, người làm công cho hợp tác xã chia sẻ: “Tôi rất vui và phấn khởi khi làm việc ở hợp tác xã, thu nhập ổn định hơn, làm ở gần nhà, đi lại cũng dễ, có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc”.

Không chỉ góp phần đa dạng giống cây trồng, việc phát triển cây gai xanh đang cho thấy những tín hiệu tích cực, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tại Phù Yên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lâm Đồng thoát nghèo trên đất rừng nghèo kiệt
Lâm Đồng thoát nghèo trên đất rừng nghèo kiệt

VOV.VN -Trồng cây cao su tập trung trên đất rừng nghèo kiệt để hỗ trợ người dân ở buôn Con Ó thoát nghèo là đề án đầu tiên được triển khai tại tỉnh Lâm Đồng.

Lâm Đồng thoát nghèo trên đất rừng nghèo kiệt

Lâm Đồng thoát nghèo trên đất rừng nghèo kiệt

VOV.VN -Trồng cây cao su tập trung trên đất rừng nghèo kiệt để hỗ trợ người dân ở buôn Con Ó thoát nghèo là đề án đầu tiên được triển khai tại tỉnh Lâm Đồng.

Trồng bồn bồn, hướng vươn lên thoát nghèo vùng U Minh hạ
Trồng bồn bồn, hướng vươn lên thoát nghèo vùng U Minh hạ

VOV.VN - Mô hình trồng bồn bồn hiệu quả, thu nhập gấp mấy lần trồng chuối, giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả.

Trồng bồn bồn, hướng vươn lên thoát nghèo vùng U Minh hạ

Trồng bồn bồn, hướng vươn lên thoát nghèo vùng U Minh hạ

VOV.VN - Mô hình trồng bồn bồn hiệu quả, thu nhập gấp mấy lần trồng chuối, giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả.

Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

VOV.VN - Trồng dâu nuôi tằm được đánh giá là một mô hình sản xuất phù hợp, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên.

Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

VOV.VN - Trồng dâu nuôi tằm được đánh giá là một mô hình sản xuất phù hợp, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên.