"Đầu tư văn hóa không phải như trồng khoai mà phải mất cả trăm năm"

VOV.VN - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh điều này khi đề cập đến nguồn lực đầu tư cho văn hóa. Theo ông, 350.000 tỷ vẫn là con số rất ít, vì đầu tư văn hóa là vô cùng lớn.

Chiều 29/2, tại trụ sở Trung ương Đảng diễn ra Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị.

Đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, tôn vinh tài năng 

Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu là những trí thức, nhà khoa khọc, văn nghệ sĩ đã dành thời gian trao đổi, chia sẻ cởi mở về những kinh nghiệm, kết quả nổi bật và quyết tâm cống hiến, khát vọng của bản thân, của ngành, của giới mình.

Nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, động viên, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng, Đảng, Nhà nước cần chăm lo phát triển toàn diện cả về vật chất và tinh thần để đội ngũ văn nghệ sĩ có điều kiện sáng tạo, cống hiến nhiều nhất. Các tài năng nghệ thuật trẻ cần được phát hiện sớm, đào tạo, bồi dưỡng bài bản, được tôi luyện và được trọng dụng.

Ông kiến nghị, cần đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, tôn vinh tài năng đối với văn nghệ sĩ; thu hút nhân tài người Việt trên thế giới để phục vụ, cống hiến cho nhân dân nước nhà. Bên cạnh đó, việc khen thưởng tài năng, tôn vinh sự nghiệp sáng tạo xuất sắc của văn nghệ sĩ cần được xem xét toàn diện, chặt chẽ, khoa học, công tâm, minh bạch và kịp thời.

“Về cơ chế, cần đặt sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa quốc gia và là thành phần quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Cần xây dựng đề án về văn học, nghệ thuật trong chương trình quốc gia này”, ông Đỗ Hồng Quân nói.

Cũng theo ông Đỗ Hồng Quân, những loại hình văn học nghệ thuật trực tiếp liên quan đến việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chủ quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc đến các giá trị cốt lõi của văn hóa, con người Việt Nam, Đảng, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ, đầu tư tối đa để đảm bảo có tác phẩm chất lượng cao về tư tưởng, nghệ thuật; có sức sống lâu bền, sự lan tỏa rộng khắp trong xã hội.

Đề cập việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra con số "ước lệ" 350.000 tỷ đồng chi cho việc chấn hưng văn hóa, ông Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, một số người đã lên tiếng, cho rằng “tiêu quá nhiều tiền trong lúc nhân dân còn khó khăn”. Song với quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Quang Thiều cho rằng, 350.000 tỷ vẫn là con số rất ít, vì đầu tư văn hóa là vô cùng lớn.

Ông lý giải, đầu tư văn hóa không phải là trồng khoai tây, khoai lang, trồng tháng 1 đến tháng 4 có thể dỡ được khoai, mà phải mất hàng trăm năm.

Nhà văn dẫn chứng, thi thoảng ở Hà Nội vẫn thấy một người đi qua nơi công cộng ném một bọc rác xuống và việc này chỉ mất 10 giây; nhưng để một người đi qua nơi công cộng, nhìn thấy bọc rác, tự động nhặt bỏ vào thùng thì phải mất một trăm năm.

"Đó là thời gian hình thành vẻ đẹp, hành vi văn hóa. Nên tôi nghĩ đầu tư văn hóa là điều vô cùng cần thiết", ông Nguyễn Quang Thiều nhấn mạnh.

Ông cũng nhắc lại việc nhà thơ Hữu Thỉnh khi là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam từng phát biểu trên Quốc hội "nếu chúng ta tiết kiệm hay bớt một đồng chi cho văn hóa thì phải bỏ ra 1.000 đồng xây nhà tù.

"Câu nói này không mang tinh thần thi ca mà là chân lý, chứa đựng tầm quan trọng của văn hóa, đồng thời cảnh báo nếu chúng ta bỏ rơi văn hóa. Nếu tiết kiệm hay bớt đi một đồng chi cho văn hóa thì một trăm năm sau, con cháu chúng ta phải cùng nhau bỏ tiền xây nhà tù cho những vấn đề về đạo đức, về nhân cách", ông Nguyễn Quang Thiều cho biết.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần chính sách đầu tư hợp lý, chính xác cho văn hóa. Bởi khi đất nước có nền chính trị bền vững, có vị thế trên toàn thế giới cộng với nền văn hóa tốt thì quốc gia đó là quốc gia lớn mạnh.

Đặt trọn niềm tin ở thế hệ trẻ, đội ngũ trí thức Việt Nam

Phát biểu tại buổi gặp mặt, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, Đảng, Nhà ước hãy đặt trọn niềm tin ở thế hệ trẻ, đội ngũ trí thức Việt Nam, coi xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh, toàn diện là cầu nối cho xây dựng quốc gia và phát triển bền vững đất nước.

Cùng với đó, cần xây dựng các chính sách cầu người hiền, kết nối mạnh mẽ thế hệ trẻ, đội ngũ trí thức Việt Nam với đội ngũ trí thức người Việt gốc Việt ở nước ngoài.

Vị Phó Giáo sư cho rằng, cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; ưu tiên cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo tối thiểu 2% chi ngân sách Nhà nước, ngân sách chi cho giáo dục đảm bảo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. 

“Dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục đại học, nơi sáng tạo tri thức và đào tạo nhân lực trình độ cao, có vai trò dẫn dắt và định hướng phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia, dân tộc. Đẩy nhanh tiến trình tự chủ đại học, đồng thời đầu tư căn bản, hiệu quả cho giáo dục đại học”, ông Huỳnh Quyết Thắng cho biết.

Cũng theo đề xuất của Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cần có chính sách đột phá để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, trong một số lĩnh vực đặc biệt để tạo sự cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

VOV.VN - Cuốn sách của Tổng Bí thư với nhan đề "Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng" là cẩm nang quý để mọi người nghiên cứu, quán triệt, nâng cao nhận thức và hành động với tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

VOV.VN - Cuốn sách của Tổng Bí thư với nhan đề "Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng" là cẩm nang quý để mọi người nghiên cứu, quán triệt, nâng cao nhận thức và hành động với tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn để Đảng gánh vác và thực hiện sứ mệnh lịch sử
Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn để Đảng gánh vác và thực hiện sứ mệnh lịch sử

VOV.VN - Toàn bộ công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng chính là công việc được tính toán chiến lược và tổng thể của toàn Đảng. Đó cũng là nhu cầu của lịch sử và khát vọng của Nhân dân đối với Đảng.  

Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn để Đảng gánh vác và thực hiện sứ mệnh lịch sử

Không ngừng xây dựng, chỉnh đốn để Đảng gánh vác và thực hiện sứ mệnh lịch sử

VOV.VN - Toàn bộ công việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng chính là công việc được tính toán chiến lược và tổng thể của toàn Đảng. Đó cũng là nhu cầu của lịch sử và khát vọng của Nhân dân đối với Đảng.  

Muốn có tác phẩm xứng tầm thì cần tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ
Muốn có tác phẩm xứng tầm thì cần tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ

VOV.VN - "Nghệ thuật biểu diễn thì còn nhiều vấn đề phải nói, nhưng quan trọng nhất là phải tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ. Chúng ta có Lưu Quang Vũ với 40 vở kịch của những đêm diễn đỏ đèn thì chúng ta cũng hy vọng với sự phát triển công nghiệp văn hóa, với những chính sách thiết thực sẽ có những tác phẩm xứng tầm, mang hơi thở thời đại"

Muốn có tác phẩm xứng tầm thì cần tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ

Muốn có tác phẩm xứng tầm thì cần tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ

VOV.VN - "Nghệ thuật biểu diễn thì còn nhiều vấn đề phải nói, nhưng quan trọng nhất là phải tạo dư địa sáng tạo cho nghệ sĩ. Chúng ta có Lưu Quang Vũ với 40 vở kịch của những đêm diễn đỏ đèn thì chúng ta cũng hy vọng với sự phát triển công nghiệp văn hóa, với những chính sách thiết thực sẽ có những tác phẩm xứng tầm, mang hơi thở thời đại"