Dự án treo làm nghèo đất nước:

“Chết mòn” trong quy hoạch, dự án treo

VOV.VN - Những năm gần đây, các tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An - Thanh Hoá được xem là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Bên cạnh những nhà đầu tư chiến lược, dự án tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội địa phương, thì vẫn còn nhiều nhà đầu tư vẽ vời dự án, rồi ôm đất – “hành dân, làm nghèo đất nước”.

Còn nỗi khổ nào hơn khi tài sản quý giá nhất của đời một con người là nhà đất bị “treo” ròng rả chục năm trời. Những người như bà Hoàng Thị Ngự, ông Trần Đình Chuyên và hàng trăm hộ dân ở Tổ dân phố Song Yên, thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang “mắc cạn” bởi quy hoạch treo, dự án khu du lịch Bắc Thiên Cầm chậm tiến độ, đã bị thu hồi từ năm 2013.

“Ông hy sinh, tôi ở lều đó, khổ quá, cháu nó trợ giúp làm cái nhà cho tôi ở, che mưa che nắng, nhưng xã không cho làm, họ nói vướng dự án không được làm”, bà Hoàng Thị Ngự nói.

Không khó để nhận ra những khu đất trống, những công trình nham nhở, cỏ mọc um tùm, được quây quanh bằng những hàng rào dây thép gai, hay tấm tôn cũ rích – hình ảnh về số phận những dự án đang làm khổ dân, nghèo đất nước.

Dọc các tuyến đường, từ niền núi đến đồng bằng, các khu trung tâm vùng Bắc Trung bộ, mà điển hình là các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, quy hoạch, dự án treo, dự án chậm tiến độ, sai phạm sử dụng đất, tràn lan, nằm la liệt. Nhưng tai tiếng và rềnh rang nhất phải kể đến Dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đã kéo dài nhiều năm nay, khiến hơn 4.000 hộ dân đi không được ở không xong…

“Nhà tôi họ lấy hết đất, không có ruộng làm nữa, con trai đi làm xa vì ở đây không có việc làm. Mong ước của tôi là ổn định cuộc sống”, một người dân than thở.

Dự án nửa vời, “câu giờ”, vi phạm sử dụng đất, quy hoạch treo… đã rõ. Theo Luật Đất đai, đối với những dự án đưa vào kế hoạch sử dụng đất 3 năm không thực hiện thì chính quyền phải điều chỉnh quy hoạch, người dân không bị hạn chế quyền sử dụng đất. Thế nhưng, hàng loạt dự án quá 3 năm chính quyền vẫn không “tháo tròng” cho dân.

“Một dự án tồn đọng kéo dài, giữa đề xuất của người dân và cơ chế pháp luật cho phép không có cơ chế thực hiện. Bây giờ, dự án không thành, người đồng thuận đã nhận tiền thu hồi đất, người chưa nhận tiền - cái khó của địa phương là vậy. Huyện đã báo cáo lần thứ 2 với tỉnh, đang xin ý kiến sở, ban, ngành có giải pháp, cũng phải xử lý không để kéo dài nữa, nhưng khó là quy định pháp luật”, ông Chu Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cẩm Xuyên Hà Tĩnh cho biết.

Quy định là vậy, nhưng nhiều nơi quy hoạch chưa rõ, dự án chưa bắt đầu, chính quyền đã “treo” đất của dân, như ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Văn Truy, Bí thư Đảng uỷ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh không khỏi bức xúc trước việc chính quyền tự làm khó mình: “Dự án chưa khả thi, chưa có quy hoạch chi tiết, mới quy hoạch chung, chưa có phương án triển khai giải phóng mặt bằng, nhưng huyện cũng dừng việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, để nhân dân bức xúc. Vấn đề quan trọng là ảnh hưởng đến đời sống người dân. Việc thu hút đầu tư thì cấp sổ đỏ vẫn phải làm, vai trò lãnh đạo, trách nhiệm anh em chúng tôi phải làm, có sổ đỏ thì giải phóng mặt bằng dễ hơn…”.

Nguyên nhân chính của nhiều trường hợp quy hoạch, dự án treo, chậm tiến độ là do việc lựa chọn nhà đầu tư không có kinh nghiệm, thiếu năng lực triển khai. Không ít nơi, nhà đầu tư lợi dụng quy định pháp luật về gia hạn, điều chỉnh tiến độ dự án; không đưa đất vào sử dụng đúng mục đích, thời gian cam kết, tràn lan tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

“Hiện nay, cử tri quan tâm là đất treo, chây ì, thậm chí câu giờ, thậm chí không minh bạch trong chuyển nhượng… Chúng tôi sẽ kiểm tra, xử phạt, đối chiếu quy định làm nghiêm túc và kiên quyết thu hồi đất theo đúng quy định. Chúng tôi sẽ quan tâm. Quan điểm là dành đất có lợi thế đưa ra đấu giá để thu hút nhà đầu tư có năng lực tài chính, phát triển, tạo công ăn việc làm, phát triển tiềm năng, lợi thế của tỉnh”, ông Võ Hữu Hào, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ.

Ông Trần Văn Hùng, Phó Chủ UBND huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá – 1 trong những địa phương có nhiều dự án treo, chậm tiến độ cũng khẳng định: “Việc dừng thi công đã có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là người dân trong khu vực ảnh hưởng của dự án. Thứ nhất, dự án chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, ngừng thi công, chưa hoàn trả các công trình trường học, y tế, cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác an sinh xã hội, hoạt động giáo dục và y tế trên địa bàn “.

Không khó để điểm tên hàng loạt dự án nghìn tỷ bị treo, chậm tiến độ: ở Thanh Hoá như: dự án Khu công nghiệp Hoàng Long của Tập đoàn FLC; dự án xây dựng Nhà máy xi măng Thanh Sơn; Dự án Thuỷ điện Trung Sơn; dự án Nhà máy Nước sạch huyện Nông Cống… Tại Nghệ An, con số lên đến 160 dự án chậm tiến độ, như: Khu liên hợp khách sạn du lịch và biệt thự, chung cư cao cấp, do Công ty TNHH Đầu tư thương mại Bảo Khánh Hamico làm chủ đầu tư tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò; Trang trại nhân giống dứa chất lượng cao; Dự án Hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh nhà ở do Công ty TNHH Kỹ nghệ Đại Bách Khoa làm chủ đầu tư; Dự án Khu đô thị sinh thái Vinh Tân…

3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, hiện có hàng nghìn quy hoạch, dự án treo, chậm tién độ, dự án sử dụng đất sai quy định. Thực trạng này không chỉ “hành dân”, mà còn gây lãng phí tài nguyên, mất cơ hội của các nhà đầu tư khác – làm nghèo đất nước. Câu hỏi đặt ra là, cơ quan chức năng biết rõ những vi phạm của chủ đầu tư, nhưng “khó” xử lý và thu hồi dự án theo quy định pháp luật. Tại sao lại có chuyện nghịch lý này, phóng viên VOV sẽ đề cập ở phần 2 loạt bài này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh Hóa thu hồi nhiều dự án nghìn tỷ
Thanh Hóa thu hồi nhiều dự án nghìn tỷ

Khu công nghiệp Hoàng Long FLC, Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, nhà máy ôtô Vinaxuki là những dự án mới đây bị UBND tỉnh Thanh Hóa chấm dứt, thu hồi.

Thanh Hóa thu hồi nhiều dự án nghìn tỷ

Thanh Hóa thu hồi nhiều dự án nghìn tỷ

Khu công nghiệp Hoàng Long FLC, Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, nhà máy ôtô Vinaxuki là những dự án mới đây bị UBND tỉnh Thanh Hóa chấm dứt, thu hồi.

Mê Linh tái khởi động 6 dự án đô thị nghìn tỷ sau 10 năm 'đắp chiếu"
Mê Linh tái khởi động 6 dự án đô thị nghìn tỷ sau 10 năm 'đắp chiếu"

VOV.VN - Dự kiến trong quý đầu năm 2022 Mê Linh sẽ “hồi sinh” 6 dự án cơ bản hoàn thành các thủ tục để thực hiện khởi công, thu ngân sách lớn cho địa phương.

Mê Linh tái khởi động 6 dự án đô thị nghìn tỷ sau 10 năm 'đắp chiếu"

Mê Linh tái khởi động 6 dự án đô thị nghìn tỷ sau 10 năm 'đắp chiếu"

VOV.VN - Dự kiến trong quý đầu năm 2022 Mê Linh sẽ “hồi sinh” 6 dự án cơ bản hoàn thành các thủ tục để thực hiện khởi công, thu ngân sách lớn cho địa phương.

Dự án nghìn tỷ ở Đà Nẵng chậm tiến độ vì vướng mặt bằng
Dự án nghìn tỷ ở Đà Nẵng chậm tiến độ vì vướng mặt bằng

VOV.VN - Đường vành đai phía Tây thành phố Đà Nẵng dự kiến hoàn thành vào 29/10/2020, nhưng đến nay giá trị thi công thực hiện mới đạt 27% giá trị hợp đồng.

Dự án nghìn tỷ ở Đà Nẵng chậm tiến độ vì vướng mặt bằng

Dự án nghìn tỷ ở Đà Nẵng chậm tiến độ vì vướng mặt bằng

VOV.VN - Đường vành đai phía Tây thành phố Đà Nẵng dự kiến hoàn thành vào 29/10/2020, nhưng đến nay giá trị thi công thực hiện mới đạt 27% giá trị hợp đồng.