Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp rẻ nhất so các ngành khác?

VOV.VN-Chi phí tái cơ cấu nông nghiệp sẽ gồm: đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút đầu tư vào nông nghiệp…

Bàn chuyện tái cơ cấu nông nghiệp, việc tìm giải pháp để tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị nông sản, thu hút đầu tư vào nông nghiệp... nhằm phát triển bền vững nền nông nghiệp là tất nhiên. Song, chi phí để thực hiện quá trình tái cơ cấu sẽ như thế nào?

Tái cơ cấu nông nghiệp: Làm một lần, lợi nhiều năm

Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT (IPSARD), khi tái cơ cấu nông nghiệp cũng sẽ phải mất chi phí cho đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại ruộng đồng, xúc tiến thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp… chứ không phải chỉ ban hành chính sách ra là thực hiện được.


TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Tuy nhiên, “nếu hạch toán ra, chi phí cho tái cơ cấu nông nghiệp có lẽ rẻ nhất so với các ngành khác”- TS Tuấn nhấn mạnh, và dẫn ví dụ chứng minh: Một doanh nghiệp đầu tư chế biến lúa gạo làm cả vùng nguyên liệu 15.000 ha, cứu được hơn 3.000 hộ nông dân, nhưng chỉ đầu tư khoảng 10-15 triệu USD. Nếu làm 40-50 doanh nghiệp là đủ cho cả khu vực ĐBSCL.

Như thế, theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, cùng lắm chi phí hết 1 tỷ USD cho tái cơ cấu nông nghiệp cả nước. Trong khi các ngành khác, đơn cử như Vinalines, Vinashine hiện riêng nợ đã mất khoảng 4 tỷ USD, nay chỉ lo trả nợ cũng mất bằng số đó, chưa nói đến tái cơ cấu hay tìm cách bán doanh nghiệp. Hay như ngành ngân hàng có nợ xấu cũng rất nặng, tới khoảng 10 tỷ USD, nay nguyên xử lý nợ này cũng đã khó, chưa nói đến chi phí tái cơ cấu sẽ rất tốn kém.

Còn ngành nông nghiệp, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, chi phí cho tái cơ cấu rẻ hơn, làm một lần mà lợi nhiều năm, nhiều lần khác, đặc biệt là giúp tăng thu nhập cho người dân, ổn định xã hội, tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là nông nghiệp.

Tuy nhiên, “quá trình tái cơ cấu cũng cần thời gian dài hạn chứ không phải làm trong ngày một ngày hai. Do đó, nó đòi hỏi có quyết tâm chính trị cao, có sự vào cuộc của mọi cơ quan đoàn thể, tăng niềm tin giữa người dân, doanh nghiệp, các đoàn thể, tổ chức kinh tế hợp tác...”- TS Tuấn lưu ý.

Xử lý chất lượng lúa gạo từ khâu sản xuất

Dẫn ví dụ cụ thể về ngành lúa gạo tại ĐBSCL để chứng minh rằng, cần thiết phải tái cơ cấu nông nghiệp, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết: Làm lúa gạo theo cách cũ là làm tràn lan, tiện chỗ nào làm chỗ đó, ai cũng trồng lúa, không cần biết năm tới giá cả như thế nào. Thế nên sinh ra tình trạng được mùa mất giá, chất lượng lúa gạo thấp, đời sống người trồng lúa là khổ nhất vì nhận được giá trị thấp.

Hơn thế, mục tiêu được đặt ra là nông dân đạt 30% lợi nhuận nhưng đến nay cũng chưa đạt được. Ví dụ, người trồng lúa có diện tích 2ha thì hiện vẫn có thu nhập kém mức thu nhập trung bình chung của khu vực nông thôn.

TS Tuấn: Phải tăng cường chế biến nông sản để tăng giá trị (Ảnh: KT)

Hiện nay, đã xuất hiện một số điểm sáng về cách làm mới trong ngành lúa gạo. Đơn cử, đó là xử lý chất lượng lúa gạo từ khâu sản xuất. Trước nay, gạo Việt Nam bị giá thấp, bị chê chất lượng không đảm bảo, chất lượng không đồng đều, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao.

Với cách làm mới, tất cả làm theo giống đã xác nhận, có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm. Cách làm mới cho chất lượng gạo đồng đều hơn. Doanh nghiệp cử người xuống hướng dẫn dân. Trong quá trình này, nông dân cũng làm lại ruộng đồng để bớt chi phí sản xuất.

Còn về khâu tiêu thụ, lâu nay nông dân cứ gặt đến đâu bán lúa tươi đến đó, không trữ được, khi bán cho thương lái còn bị ép giá. Thương lái trữ lúa cũng không đảm bảo nên làm giảm chất lượng, hao hụt cả số lượng. Khi nông dân liên kết có hợp đồng với doanh nghiệp và sản xuất theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ việc vận chuyển lúa về kho, đưa ngay vào sấy khô, bảo quản hỗ trợ cho nông dân chi phí lưu kho. Sau đó, nông dân có quyền chọn thời điểm bán lúa cho mình, có thể trong vòng 1 tháng.

Cả nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi

Cách làm mới như trên, theo TS Tuấn, nông dân đỡ bị ép giá. Trong khi đó, doanh nghiệp lại được lợi về nguồn cung đảm bảo đúng theo hàng mình yêu cầu, chế biến thuận lợi hơn, nâng cao được giá bán sản phẩm sau chế biến.

Trong quá trình làm theo cách mới này, chính quyền tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, có quy hoạch, đầu tư cho cơ sở hạ tầng ruộng đồng, giao thông vận chuyển… để hình thành vùng chuyên canh. Khi đó doanh nghiệp sẽ đầu tư dài hạn. Cùng quá trình này, nông dân hình thành tổ nhóm hợp tác để có thể cùng mua nguyên liệu, vật tư đầu vào với giá thấp và ổn định.

HTX cũng sẽ thuê máy móc làm đồng ruộng, sản xuất, thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm sau thu hoạch. Dần dần, nông dân nối kết doanh nghiệp cũng cần những tổ chức riêng để đảm bảo khả năng đàm phán với doanh nghiệp, ảnh hưởng chính sách tốt lên. Như vậy, cần tăng vai trò hội nông dân, các đoàn thể lên.

Tại tỉnh Đồng Tháp, các Công ty BVTV An Giang, Công ty TNHH Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Võ Thị Thu Hà, Công ty Cẩm Nguyên đã bắt đầu làm được liên kết với nông dân theo cách làm mới này.

Về lợi ích của cách làm mới, TS Tuấn cho biết, sẽ giảm hao hụt rất nhiều. Vì thực tế riêng năm 2012, Việt Nam xuất khẩu được 3,5 tỷ USD tiền gạo, nhưng tính chi phí tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng do bảo quản, mỗi năm mất khoảng 700 triệu USD. Như vậy, làm theo cách mới, tổn thất đó sẽ giảm, và nhờ đó sẽ tăng giá trị cho lúa gạo.

Bởi vì, theo TS Tuấn, việc nâng cao giá trị sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc nâng giá bán mà còn là tạo thêm giá trị trong toàn chuỗi. Tức là, trước đây có rất nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp không được sử dụng, nhiều sản phẩm chưa chế biến tinh, chế biến sâu thì nay phải làm. Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng đó sẽ phải làm một loạt việc: chuyển từ các cây trồng có lợi thế cạnh tranh thấp sang cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao; tập trung cả vào khâu sản xuất khâu chế biến; dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; giám sát nguồn cung nông sản, quản lý chất lượng và mở rộng thị trường; tăng hàm lượng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Đặc biệt, theo TS Tuấn, với cách làm mới, Nhà nước chỉ tạo môi trường hỗ trợ, quản lý bằng chính sách, còn lại huy động doanh nghiệp đầu tư vào để nông dân tự tổ chức hình thức hợp tác, phát huy vai trò của các hội, đoàn thể bảo vệ quyền lợi cho người nông dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững
Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN-Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, liên kết chính là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không phải dựa trên qui mô lớn hay nhỏ.

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Liên kết - mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN-Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, liên kết chính là mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững, không phải dựa trên qui mô lớn hay nhỏ.

Làm ‘cánh đồng liên kết’ như... đi học mẫu giáo!
Làm ‘cánh đồng liên kết’ như... đi học mẫu giáo!

VOV.VN-Tái cơ cấu nông nghiệp ví như quá trình đi học, ở đó làm ‘cánh đồng liên kết’ như học mẫu giáo trước khi có thể lên học đại...

Làm ‘cánh đồng liên kết’ như... đi học mẫu giáo!

Làm ‘cánh đồng liên kết’ như... đi học mẫu giáo!

VOV.VN-Tái cơ cấu nông nghiệp ví như quá trình đi học, ở đó làm ‘cánh đồng liên kết’ như học mẫu giáo trước khi có thể lên học đại...

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp
Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

VOV.VN-Khi tư nhân chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp mà Nhà nước dùng ngân sách để lao vào đầu tư sẽ là một sai lầm gấp đôi.

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

Cần định hướng lại đầu tư công cho nông nghiệp

VOV.VN-Khi tư nhân chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp mà Nhà nước dùng ngân sách để lao vào đầu tư sẽ là một sai lầm gấp đôi.

GS Võ Tòng Xuân: Đừng đổ cho nông dân làm ăn tự phát
GS Võ Tòng Xuân: Đừng đổ cho nông dân làm ăn tự phát

VOV.VN-Theo GS Võ Tòng Xuân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phải bắt đầu từ nghiên cứu, quy hoạch cụ thể, và gắn với thị trường.

GS Võ Tòng Xuân: Đừng đổ cho nông dân làm ăn tự phát

GS Võ Tòng Xuân: Đừng đổ cho nông dân làm ăn tự phát

VOV.VN-Theo GS Võ Tòng Xuân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phải bắt đầu từ nghiên cứu, quy hoạch cụ thể, và gắn với thị trường.

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào
Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

VOV.VN-Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp khẳng định tại tọa đàm 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết'.

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

VOV.VN-Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp khẳng định tại tọa đàm 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết'.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?
Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

Tái cơ cấu nông nghiệp để “trả nợ” nông dân?

VOV.VN-Cần cấp thiết tìm giải pháp phát triển nông nghiệp thực chất để cải thiện đời sống nông dân, cũng là một cách để 'trả nợ' nông dân.

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’
Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’

VOV.VN-Nội dung đột phá nhất là mỗi địa phương phải lựa chọn ngành hàng chiến lược cho mình để phát triển nông nghiệp.

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’

Tái cơ cấu để nông nghiệp thôi ‘vạc vào chân mình’

VOV.VN-Nội dung đột phá nhất là mỗi địa phương phải lựa chọn ngành hàng chiến lược cho mình để phát triển nông nghiệp.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng
Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

VOV.VN-3 chân kiềng gồm: Tích tụ ruộng đất, sản xuất lớn; hợp tác xã dịch vụ kiểu mới do nông dân lập ra; tổ chức tín dụng của nông dân.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần vững chắc 3 chân kiềng

VOV.VN-3 chân kiềng gồm: Tích tụ ruộng đất, sản xuất lớn; hợp tác xã dịch vụ kiểu mới do nông dân lập ra; tổ chức tín dụng của nông dân.

Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"
Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"

VOV.VN- Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa ra đề xuất này và đề nghị cần chuyển đổi 2 triệu ha đất trồng lúa sang trồng cây khác.

Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"

Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"

VOV.VN- Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa ra đề xuất này và đề nghị cần chuyển đổi 2 triệu ha đất trồng lúa sang trồng cây khác.

Nói suông, nông dân sẽ không tin, không làm theo
Nói suông, nông dân sẽ không tin, không làm theo

VOV.VN-Cần thiết liên kết sản xuất và tiêu thụ để gia tăng giá trị nông sản, nhưng muốn phát triển được các liên kết, phải tạo niềm tin.

Nói suông, nông dân sẽ không tin, không làm theo

Nói suông, nông dân sẽ không tin, không làm theo

VOV.VN-Cần thiết liên kết sản xuất và tiêu thụ để gia tăng giá trị nông sản, nhưng muốn phát triển được các liên kết, phải tạo niềm tin.

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp
Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

VOV.VN-Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, mỗi địa phương có đặc thù riêng, không được áp đặt một mô hình cho mọi nơi. 

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

Đừng "mặc đồng phục" mô hình cho phát triển nông nghiệp

VOV.VN-Theo ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, mỗi địa phương có đặc thù riêng, không được áp đặt một mô hình cho mọi nơi. 

Làm ‘cánh đồng liên kết’ trở thành nhu cầu ở Đồng Tháp
Làm ‘cánh đồng liên kết’ trở thành nhu cầu ở Đồng Tháp

VOV.VN-Làm ‘cánh đồng liên kết’ đang trở thành nhu cầu đối với cả nông dân và doanh nghiệp ở Đồng Tháp, nhưng vẫn có điểm nghẽn...

Làm ‘cánh đồng liên kết’ trở thành nhu cầu ở Đồng Tháp

Làm ‘cánh đồng liên kết’ trở thành nhu cầu ở Đồng Tháp

VOV.VN-Làm ‘cánh đồng liên kết’ đang trở thành nhu cầu đối với cả nông dân và doanh nghiệp ở Đồng Tháp, nhưng vẫn có điểm nghẽn...

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước
Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

VOV.VN- Nếu có nghiên cứu về thị trường sẽ cho chúng ta rất nhiều ý tưởng mới về tái cơ cấu

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nghiên cứu thị trường phải đi trước

VOV.VN- Nếu có nghiên cứu về thị trường sẽ cho chúng ta rất nhiều ý tưởng mới về tái cơ cấu

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm
Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

VOV.VN-Nông dân cần tự quyết sẽ làm gì, theo hướng nào, còn Nhà nước cần cung cấp thông tin và hỗ trợ để họ đưa ra quyết định sáng suốt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

Tái cơ cấu nông nghiệp: Đặt vai trò nông dân làm trọng tâm

VOV.VN-Nông dân cần tự quyết sẽ làm gì, theo hướng nào, còn Nhà nước cần cung cấp thông tin và hỗ trợ để họ đưa ra quyết định sáng suốt.

Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp
Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp

VOV.VN-Nhắm vào đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa rất giàu tiềm năng sẽ là một lối thoát quan trọng cho nông nghiệp.

Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp

Thị trường nội địa: Lối thoát quan trọng cho nông nghiệp

VOV.VN-Nhắm vào đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa rất giàu tiềm năng sẽ là một lối thoát quan trọng cho nông nghiệp.