Chiêu “độc” hạn chế mua đồ tích trữ trong mùa dịch
VOV.VN - Một siêu thị ở Đan Mạch đã nghĩ ra chiêu "độc" để hạn chế hành vi mua đồ tích trữ trong mùa dịch Covid-19: Càng mua số lượng lớn giá càng cao...
Các vật dụng vệ sinh và bảo hộ thiết yếu đang trở nên ngày càng khan hiếm trong mùa dịch Covid-19. Một siêu thị ở Đan Mạch đã nghĩ ra một chiêu "độc" để hạn chế người dân mua đồ tích trữ. |
Nhiều siêu thị ở Anh, Mỹ hay Australia đã phải áp dụng quy định hạn chế số lượng mỗi khách hàng được mua, đối với một số mặt hàng có nhu cầu cao đột biến. Tuy nhiên, chuỗi siêu thị Rotunden tại Đan Mạch đã nghĩ ra một cách độc đáo hơn để hạn chế hành vi này, mà không cần phải đưa ra các quy định mang tính ép buộc. |
Chuỗi siêu thị Rotunden quyết định bán một chai nước rửa tay với giá thông thường khoảng hơn 4USD (khoảng 93.000 đồng), song nếu khách hàng muốn mua 2 chai, họ sẽ phải trả tới 95USD (hơn 2 triệu đồng). |
Cần đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể mua được các mặt hàng thiết yếu giữa mùa dịch, thay vì tập trung vào việc bán được càng nhiều hàng càng tốt. |
Các món đồ khô và đồ bảo vệ thiết yếu là những mặt hàng được nhiều người mua trong mùa dịch. |
Nhiều người giải thích rằng thay vì giảm giá khi bán số lượng lớn để khuyến khích tiêu dùng như vẫn thường làm, các siêu thị chỉ cần làm ngược lại và tăng giá khi khách hàng mua với số lượng lớn. |
Phương pháp này nên được áp dụng tại các nước như Anh, Mỹ và Australia, và với nhiều mặt hàng khác như giấy vệ sinh, nước, thực phẩm tươi sống và thực phẩm khô... |
Để đảm bảo nguồn cung trong mùa dịch, nhiều siêu thị tại Việt Nam đã tăng số lượng hàng hóa thiết yếu như rau xanh, các loại củ, quả tươi và thịt mát đóng khay lên tới 30%-50%... |
Để đáp ứng sức mua, nhiều nhà bán lẻ có kế hoạch điều tiết trong việc đưa hàng lên quầy kệ trong các khoảng thời gian khác nhau, khuyến cáo khách hàng không tích trữ, tránh hiện tượng khan hiếm giả tạo. |
Thế nhưng, trong mùa dịch Covid-19, có những thời điểm người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ khiến các kệ hàng trống trơn. |
Sự khan hiếm giả tạo đẩy giá lên cao, và đối tượng chịu thiệt chính là người tiêu dùng./. |