Chính phủ nhất quán thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát

(VOV) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh như vậy tại Diễn đàn Doanh nghiệp với chủ đề “Tăng cường sự năng động của nền kinh tế Việt Nam”.

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Tổ chức tài chính quốc tế tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2012 với chủ đề “Tăng cường sự năng động của nền kinh tế Việt Nam”.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ: Năm 2012 với nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ của Chính phủ, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận như: lạm phát đã được kiềm chế ở mức 1 con số, tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,2% bội chi ngân sách giảm, lãi suất cho vay giảm và thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện vấn đề vàng hóa và đô la hóa được hạn chế…Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Chính vì vậy, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã và đang chỉ đạo các bộ ngành đẩy mạnh tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng yếu kém, tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước theo hướng tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính, quy mô phù hợp với thị trường.
 




Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ Việt Nam nhất quán thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và huy động mọi nguồn lực xã hội để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Trên tinh thần này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ: “Với tinh thần thẳng thắn, hợp tác vì sự phát triển chung, tôi đề nghị các bộ, ngành xem xét, tiếp thu các khuyến nghị hợp lý, chính đáng của các doanh nghiệp, đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đồng thời cũng là 1 bước hoàn thiện thêm năng lực tổ chức, hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước hữu quan.”

Năm 2012 được xem là một năm mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh đình đốn, nợ xấu tăng cao... Theo thống kê, trong hai năm qua, có khoảng 100 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, bằng gần 50% tổng số doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong vòng 20 năm qua. Mức độ lạc quan của các doanh nghiệp cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015 trở lại đây.

Tại diễn đàn, các diễn giả trong và ngoài nước đều nhấn mạnh việc tiến hành các cải cách trong lĩnh vực kinh tế và tài chính là rất cần thiết, để Việt Nam hướng đến mô hình phát triển kinh tế bền vững có sức cạnh tranh toàn cầu. Các đại biểu khuyến nghị Việt Nam cần phải thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn và chất lượng hơn. Ngoài ra, trong năm 2013, Chính phủ Việt Nam cũng cần tập trung các nỗ lực giải quyết 3 vấn đề tổng quát là giá cả, vai trò của doanh nghiệp nhà nước và quyền sở hữu trí tuệ.


Đại biểu trao đổi tại Diễn đàn (Ảnh: Đức Thanh)

Ông Preben Hjrtlund – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam cho rằng: Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số quan ngại nhất định trong tường ngành cụ thể. Để giải quyết cần thiết phải có sự phối hợp giữa các bộ ban ngành và doanh nghiệp. Mặc dù việc triển khai hành động trên nhiều lĩnh vực là rất cần thiết và cấp thiết nhưng chúng tôi kiến nghị rằng không nên triển khai áp dụng các bộ luật nghị định và thủ tục mới mà không thảo luận và cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu các quy định ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhưng lại không cân nhắc quan điểm từ phía các doanh nghiệp, rủi ro của việc quy định không những không giải quyết được gốc rễ của vấn đề mà lại vô hình tạo ra những tác động tiêu cực không mong muốn sẽ lớn hơn. Vì vậy, các dự thảo pháp lý nên cân nhắc ý kiến từ phía các doanh nghiệp và được áp dụng một cách nhất quán và có hệ thống trong quá trình thi hành.

Tại diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp cũng đưa ra những gợi ý giải pháp trực tiếp cho Chính phủ, tập trung vào tái cơ cấu để ổn định kinh tế lâu dài, thay vì phải “ứng biến” với những giải pháp ngắn hạn của chính sách tài khóa hay tiền tệ như hiện nay. Báo cáo của diễn đàn lần này sẽ được gửi tới Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG), diễn ra vào ngày 10/12 tới, nơi Việt Nam có cơ hội tìm kiếm các khoản tài trợ ưu đãi (ODA) cho năm 2013./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp vừa chủ động vừa cần trợ giúp vĩ mô
Doanh nghiệp vừa chủ động vừa cần trợ giúp vĩ mô

(VOV)-Bên cạnh sự chủ động sản xuất, kinh doanh, luôn cần các giải pháp hỗ trợ hợp lý từ chính sách vĩ mô để doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp vừa chủ động vừa cần trợ giúp vĩ mô

Doanh nghiệp vừa chủ động vừa cần trợ giúp vĩ mô

(VOV)-Bên cạnh sự chủ động sản xuất, kinh doanh, luôn cần các giải pháp hỗ trợ hợp lý từ chính sách vĩ mô để doanh nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro để tìm lợi ích
Doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro để tìm lợi ích

(VOV)-Trong khó khăn, doanh nghiệp không nên né tránh rủi ro mà phải đối mặt với nó, tìm cách biến nó thành lợi thế.

Doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro để tìm lợi ích

Doanh nghiệp phải biết chấp nhận rủi ro để tìm lợi ích

(VOV)-Trong khó khăn, doanh nghiệp không nên né tránh rủi ro mà phải đối mặt với nó, tìm cách biến nó thành lợi thế.