Chính sách bù giá điện cho năng lượng sạch còn chưa hợp lý

VOV.VN - "Cần có chính sách hợp lý thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển năng lượng sạch", đó là ý kiến của các đại biểu tham gia Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam năm 2020. Diễn đàn do Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức sáng 23/12. 

Hiện nay, tỷ trọng nguồn điện sạch của cả nước đạt 61% trong tổng công suất của hệ thống. Trong 2 năm qua, có 117 nhà máy điện gió và điện năng lượng mặt trời đưa vào vận hành với gần 6.400 MW.

Tại diễn đàn, nhiều đại biểu cho rằng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo có tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh năng lượng. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn năng lượng này đang gặp nhiều khó khăn như: vướng mắc cơ chế, chính sách, thủ tục, đầu tư về lưới điện giải tỏa công suất, huy động vốn, giải phóng mặt bằng, sự thiếu đồng bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật…. Đặc biệt là chính sách bù giá cho điện sạch còn bất hợp lý nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư…

Các đại biểu đề nghị, các ngành chức năng cần có chính sách bù giá điện phù hợp, vì đến năm 2020, chính sách bù giá cho điện mặt trời đã hết hạn, đến năm 2021, chính sách bù giá cho điện gió hết hạn. Cùng với đó, ngành chức năng cần có chính sách hỗ trợ cho những đơn vị nhập thiết bị năng lượng tái tạo, có giải pháp xử lý rác thải pin năng lượng mặt trời.

Đối với việc phát triển năng lượng điện mặt trời, ông Phan Quang Vinh, Phó trưởng Ban Kinh doanh, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cho rằng, chúng ta chưa có quy định cụ thể về công trình xây dựng điện mặt trời trên mái nhà nên cũng ảnh hưởng đến phát triển nguồn năng lượng này.

"Một số quận, huyện cũng đưa ra những quy định thiên về hướng quản lý công trình xây dựng nên một phần tác động đến tốc độ phát triển nguồn năng lượng này. Hiện nay, trên thị trường thiết bị năng lượng, điện mặt trời rất nhiều nên chúng ta cần làm như thế nào đó để có quy chuẩn, tiêu chuẩn để người dân lựa chọn sản phẩm chất lượng”.

Cũng tại diễn đàn, Ban tổ chức cũng công bố kết quả bình chọn “TOP 10 –Doanh nghiệp dẫn đầu năng lượng sạch Việt Nam năm 2020 và TOP 20 doanh nghiệp năng lượng sạch Việt Nam triển vọng 2020./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển năng lượng tái tạo phải có hệ thống lưu trữ năng lượng?
Phát triển năng lượng tái tạo phải có hệ thống lưu trữ năng lượng?

VOV.VN - Nếu tỷ lệ năng lượng tái tạo lên tới 20% thì bắt buộc phải tính tới hệ thống lưu trữ để đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn.

Phát triển năng lượng tái tạo phải có hệ thống lưu trữ năng lượng?

Phát triển năng lượng tái tạo phải có hệ thống lưu trữ năng lượng?

VOV.VN - Nếu tỷ lệ năng lượng tái tạo lên tới 20% thì bắt buộc phải tính tới hệ thống lưu trữ để đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn.

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo
Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng quốc tế ở Singapore, Đại sứ Anh tại ASEAN Jon Lambe hôm 29/10 cho rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của nhiều nước ASEAN.

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

Covid-19 có thể khiến các nước ASEAN thay đổi chính sách phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Phát biểu tại phiên thảo luận trong khuôn khổ Tuần lễ Năng lượng quốc tế ở Singapore, Đại sứ Anh tại ASEAN Jon Lambe hôm 29/10 cho rằng đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế - xã hội của nhiều nước ASEAN.

 Lào khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo
Lào khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Trước nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng điện sạch và bền vững, Chính phủ Lào đã quyết định thành lập quỹ khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.

 Lào khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo

Lào khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo

VOV.VN - Trước nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng điện sạch và bền vững, Chính phủ Lào đã quyết định thành lập quỹ khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.