“Chủ nghĩa thành tích” khiến cổ phần hoá DNNN chưa đạt hiệu quả

VOV.VN - “Chủ nghĩa thành tích” vẫn đang tồn tại phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc cổ phần hóa DNNN không đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra.

Theo Viện Kinh tế Việt Nam, qua 15 năm sắp xếp, cơ cấu lại, đến nay số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giảm mạnh, từ hơn 6.000 DNNN năm 2001 xuống chỉ còn khoảng 700 DNNN vào cuối năm 2016.

Về năng lực sản xuất và đóng góp cho nền kinh tế, hiện kinh tế nhà nước vẫn duy trì mức trên 30% GDP, trong đó, phần đóng góp của DNNN khoảng 27-28%. 

Doanh nghiệp nhà nước "đóng góp" nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia (Ảnh minh họa: KT)

DNNN “đóng góp” nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia

DNNN hiện vẫn “chốt giữ” những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng của nền kinh tế và là lực lượng vật chất quan trọng để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, là công cụ quan trọng giúp ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các “cú sốc” từ bên ngoài.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng thẳng thắn thừa nhận, DNNN chưa đóng tròn vai “lực lượng nòng cốt” của lực lượng kinh tế “chủ đạo”, chưa hoàn thành sứ mệnh dẫn dắt và tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế.

“Động lực phát triển tự thân của chính DNNN đang yếu đi – hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng năng suất lao động giảm mạnh. Hiện nay, DNNN chính là lực lượng “đóng góp” nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia – cục máu đông cản trở phát triển kinh tế lớn nhất”, TS Trần Đình Thiên chỉ rõ.

Được giao trọng trách là “nòng cốt” của khu vực kinh tế chủ đạo, song các DNNN chưa thực sự làm tốt vai trò nòng cốt, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển.

“Trên thực tế, nhiều khi DNNN còn là yếu tố gây mất cân đối, phá vỡ ổn định vĩ mô, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế, cả trực tiếp (mất vốn, gây lãng phí lớn) lẫn gián tiếp (làm méo mó môi trường kinh doanh). Tình trạng nhiều dự án “đắp chiếu”, nhiều doanh nghiệp “xác sống”, gánh nặng nợ – nợ xấu của khu vực DNNN đang trở thành “vấn nạn” phát triển thật sự của nền kinh tế”, TS Trần Đình Thiên đánh giá.

So với nguồn lực được giao, với những ưu đãi, đặc quyền, hỗ trợ của Nhà nước và đặc biệt, nếu so với “trọng trách” phải gánh vác thì những đóng góp của DNNN còn chưa tương xứng. Khu vực DNNN có nhiều thuận lợi về đất đai, tiền vốn, và được giao những dự án lớn, có vị trí độc quyền… nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp.

"Trong cấu trúc tài sản của DNNN, vốn tự có chiếm tỷ lệ thấp hoặc rất thấp. Tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gấp 3-10 lần", TS Trần Đình Thiên cho biết thêm.

“Nghịch lý” cổ phần hóa DNNN

Xét toàn bộ quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, cho đến nay, cả nước đã “sắp xếp” được 5.950 doanh nghiệp. Với con số này, dường như công cuộc cổ phần hóa DNNN của Việt Nam đã đạt được những kết quả mong đợi: 96,5% số DNNN đã được cổ phần hóa.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam  (Ảnh: KT)
Tuy nhiên, theo TS Trần Đình Thiên, thành tích đó không phản ánh đầy đủ và chân thực bức tranh cổ phần hóa nhìn từ góc độ Tái cơ cấu nền kinh tế với mục tiêu chính là “chuyển nguồn lực quốc gia từ khu vực sử dụng kém hiệu quả (khu vực doanh nghiệp nhà nước) sang khu vực sử dụng hiệu quả (khu vực tư nhân)”.

Thậm chí, đó còn là một bức tranh bị che giấu, xuyên tạc. Bởi 96.5% số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa nhưng chỉ có 8% số vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân.

“Nhìn từ mục tiêu tái cơ cấu, kết quả đạt được có thể coi là bằng không - nguồn lực hầu như vẫn nguyên sở hữu nhà nước và các chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải đứng ngoài cơ cấu quản lý doanh nghiệp cổ phần hóa. Nhiệm vụ cổ phần hóa được coi là hoàn thành, thành tích rất cao nhưng mục đích thật sự lại không đạt được. Đó là “nghịch lý” của cơ chế hoạt động được dẫn dắt bởi động cơ “chủ nghĩa thành tích””, TS Thiên thẳng thắn thừa nhận.

TS Trần Đình Thiên cho rằng, “chủ nghĩa thành tích” vẫn đang tồn tại phổ biến và chi phối hoạt động của hầu như tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc cổ phần hóa DNNN không đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra cũng như là một điểm nghẽn cản trở phát triển kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần rà soát từng mét vuông đất
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần rà soát từng mét vuông đất

VOV.VN - Mục đích cuối cùng của cổ phần hoá, thoái vốn là phải nâng cao năng lực và hiệu quả đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần rà soát từng mét vuông đất

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần rà soát từng mét vuông đất

VOV.VN - Mục đích cuối cùng của cổ phần hoá, thoái vốn là phải nâng cao năng lực và hiệu quả đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.

Nhóm lợi ích 'luộc' doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa?
Nhóm lợi ích 'luộc' doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa?

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên quy định về cổ phần hóa (CPH) bị các nhóm lợi ích biến báo tìm cách trục lợi.

Nhóm lợi ích 'luộc' doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa?

Nhóm lợi ích 'luộc' doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa?

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên quy định về cổ phần hóa (CPH) bị các nhóm lợi ích biến báo tìm cách trục lợi.

Công nghiệp khó đột phá nếu chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Công nghiệp khó đột phá nếu chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước đang có nguồn tài nguyên quốc gia thực sự to lớn nhưng trên thực tế vẫn không phát huy được lợi thế.

Công nghiệp khó đột phá nếu chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Công nghiệp khó đột phá nếu chậm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước đang có nguồn tài nguyên quốc gia thực sự to lớn nhưng trên thực tế vẫn không phát huy được lợi thế.

Không công bố thông tin, doanh nghiệp nhà nước bị phạt nặng và bêu tên
Không công bố thông tin, doanh nghiệp nhà nước bị phạt nặng và bêu tên

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi Chính phủ đề nghị xử phạt các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không công bố thông tin năm 2017.

Không công bố thông tin, doanh nghiệp nhà nước bị phạt nặng và bêu tên

Không công bố thông tin, doanh nghiệp nhà nước bị phạt nặng và bêu tên

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi Chính phủ đề nghị xử phạt các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không công bố thông tin năm 2017.