Chủ tịch VCCI: Các giải pháp về thuế chưa có đột phá

(VOV)-Theo ông Vũ Tiến Lộc, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 22% vẫn chỉ là sự ngập ngừng; trần phí quảng cáo lên 15% cũng chưa đột phá

Chia sẻ quan điểm về ảnh hưởng của những gói chính sách kích cầu đối với cộng đồng doanh nghiệp hiện nay, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu đòi hỏi Chính phủ phải tung ra gói kích cầu này, gói kích cầu kia thì rất khó. Doanh nhân không nên trông chờ vào các gói hỗ trợ vì nguồn lực của Nhà nước rất hạn chế.

Cần sự kiên định về chính sách


Ông Vũ Tiến Lộc (Ảnh: Dân trí)
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là khối doanh nghiệp, có nhiều ý kiến cho rằng, các gói hỗ trợ từ phía Chính phủ cần triển khai nhanh, thiết thực và phải vừa đúng đối tượng vừa trúng thời điểm mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc, điều mà doanh nghiệp cần là một thông điệp rõ ràng về lộ trình cải cách và Chính phủ kiên định mục tiêu kìm chế lạm phát, thúc đẩy cải cách cơ cấu xây dựng thể chế công khai bình đẳng minh bạch cho mọi thành phần kinh tế. Nếu có một thông điệp rõ ràng như vậy và hành động quyết liệt theo cái đó cộng đồng doanh nghiệp hình dung được Chính phủ sẽ làm gì.

Hành động như vậy, ông Lộc cho rằng, nó sẽ như một thông điệp về sự đồng hành của Chính phủ sát cánh cùng doanh nghiệp, là sự chia sẻ, hỗ trợ, mang ý nghĩa động viên tinh thần nhiều hơn. Cho nên việc có được niềm tin, có được sự động viên tinh thần rất là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp”.

Ông Lộc phân tích: Khi nguồn lực vật chất hạn chế thì những cải thiện về điều hành trở thành nhân tố rất quan trọng trong công cuộc cải cách nền kinh tế. Do đó, nâng cao năng lực điều hành để cải cách thủ tục hành chính, xử lý những vấn đề của nền kinh tế là việc còn dư địa lớn và là động lực để đẩy mạnh cải cách nền kinh tế. Còn các nguồn lực vật chất như hỗ trợ kích cầu cái này, cái kia không còn dưa địa nhiều vì nguồn lực của Nhà nước hạn chế. Không thể đòi hỏi Chính phủ phải tung ra những gói như vậy. Quan trọng nhất là sự kiên định về chính sách, một thông điệp rõ ràng như Chính phủ đã khẳng định rất rõ kiềm chế lạm phát là mục tiêu rất quan trọng và bây giờ là kiểm soát lạm phát. Chính phủ hãy tiếp tục làm như vậy, không vì áp lực về tăng trưởng.

“Hiện nay đã có chương trình tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế, có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cần thực hiện kiên định như một thông điệp để cộng đồng doanh nghiệp có thể yên tâm định hướng tái cấu trúc. Tất nhiên, doanh nhân không nên trông chờ vào các gói hỗ trợ vì nguồn lực của Nhà nước rất hạn chế. Ngay cả 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ mua nhà cho người nghèo kích thích thị trường bất động sản cũng không có ý nghĩa gì nhiều cho thị trường hiện nay. Bởi vì quy mô gói như vậy không có nhiều”- ông Lộc nhấn mạnh.

Đối với bản thân doanh nghiệp, theo ông Lộc đặc biệt lưu ý, “cái quan trọng nhất là phải tự vận động, tự tái cấu trúc, chứ không trông chờ ỉ lại. Kinh nghiệm cho thấy, các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam có một bộ phận doanh nghiệp hoạt động rất tốt trong thời gian qua. Vì thực ra là họ đã tái cấu trúc từ năm 2007-2008, lúc đó khi lần đầu tiên nền kinh tế Việt Nam gặp phải những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Những doanh nghiệp này đã tỉnh táo, không bị cuốn vào làn sóng đầu cơ trong những năm vừa rồi”.

Giảm thuế chưa có đột phá

Chủ tịch VCCI cho rằng, để gỡ khó cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, cần có sự đột phá về thể chế, các giải pháp; kể cả việc tái cấu trúc, hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần đột phá. Đơn cử, về biện pháp giảm thuế, nếu giảm từ 25% xuống 22% vẫn chỉ là sự ngập ngừng, còn xống 20% có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay và như thế mới mang tính chất đột phá.

Thực tế, theo ông Lộc, nếu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nới trần chi phí quảng cáo, giảm thuế VAT… sẽ rất tốt, vì tất cả các biện pháp về tài chính sẽ phát huy tác dụng rất nhanh. Trong khi đó, ngay như trần chi phí quảng cáo nâng lên 15% cũng là bước đi ngập ngừng chứ chưa phải là đột phá.

Ông Lộc giải thích: Giảm thuế cho doanh nghiệp là điều rất quan trọng, nhưng một số đại biểu Quốc hội nói rằng thuế ở nước ta ở mức trung bình trong khu vực chứ không phải cao, nên không có lý gì để giảm sâu hơn nữa. Nhưng trên thực tế thấy dù thuế ở mức trung bình nhưng một số yếu tố khác của môi trường kinh doanh làm chi phí của doanh nghiệp tăng.

Ví dụ, cơ sở hạ tầng còn thấp, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, sự minh bạch trong chính sách còn hạn chế, chi phí không chính thức trong kinh doanh còn cao. Rồi thì năng suất lao động còn thấp trong tương quian son sánh với khu vực, số lượng lao động có tay nghề chưa nhiều… Tất cả những yếu tố này làm cho chi phí kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn cao.

Hơn nữa, ông Lộc còn cho rằng, cần tăng cường đầu tư trong dân và tăng cường gọi vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài để tạo thêm nguồn lực cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Về điểm này, ta nên học kinh nghiệm của một số nước. Chẳng hạn Thái Lan làm rất tốt trong việc hình thành công ty, rồi phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết trong các doanh nghiệp giúp tăng cường thu hút nguồn lực từ nước ngoài. “Bây giờ là lúc chúng ta phải giương rada ra xem các nước, các nền kinh tế xung quanh họ có những biện pháp gì để thúc đẩy nền kinh tế phù hợp thì chúng ta có thể học hỏi”- ông Lộc nhấn mạnh./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Miễn thuế doanh nghiệp, giải pháp được mong chờ năm 2012?
Miễn thuế doanh nghiệp, giải pháp được mong chờ năm 2012?

Theo chuyên gia kinh tế, trong quí 1/2012, doanh nghiệp phá sản gia tăng, làm ăn thua lỗ nên giải pháp đầu tiên được đưa ra hỗ trợ doanh nghiệp là miễn thuế.

Miễn thuế doanh nghiệp, giải pháp được mong chờ năm 2012?

Miễn thuế doanh nghiệp, giải pháp được mong chờ năm 2012?

Theo chuyên gia kinh tế, trong quí 1/2012, doanh nghiệp phá sản gia tăng, làm ăn thua lỗ nên giải pháp đầu tiên được đưa ra hỗ trợ doanh nghiệp là miễn thuế.

Quốc hội sẽ ủng hộ miễn, giảm thuế doanh nghiệp 2012?
Quốc hội sẽ ủng hộ miễn, giảm thuế doanh nghiệp 2012?

Nếu để khó khăn của năm 2012 lây lan sang năm 2013 thì tình hình doanh nghiệp sẽ tồi tệ hơn, khi đó Nhà nước lấy gì mà thu?!

Quốc hội sẽ ủng hộ miễn, giảm thuế doanh nghiệp 2012?

Quốc hội sẽ ủng hộ miễn, giảm thuế doanh nghiệp 2012?

Nếu để khó khăn của năm 2012 lây lan sang năm 2013 thì tình hình doanh nghiệp sẽ tồi tệ hơn, khi đó Nhà nước lấy gì mà thu?!

 Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp
Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

(VOV) - Bộ yêu cầu Tổng cục Thuế, Hải quan đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất- kinh doanh

 Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp

(VOV) - Bộ yêu cầu Tổng cục Thuế, Hải quan đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất- kinh doanh

Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản
Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản

(VOV) -Trong 10 năm, người dân được vay với lãi suất thấp còn sau đó thì hưởng lãi suất cho vay thương mại.

Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản

Bơm gói 30.000 tỷ đồng "cứu trợ" bất động sản

(VOV) -Trong 10 năm, người dân được vay với lãi suất thấp còn sau đó thì hưởng lãi suất cho vay thương mại.

Lãi suất gói 30.000 tỷ đồng chỉ nên ở mức 3%
Lãi suất gói 30.000 tỷ đồng chỉ nên ở mức 3%

(VOV) -Lãi suất này chỉ nên ở mức 3%/năm và giữ ổn định trong một chu kỳ xây căn nhà đó.

Lãi suất gói 30.000 tỷ đồng chỉ nên ở mức 3%

Lãi suất gói 30.000 tỷ đồng chỉ nên ở mức 3%

(VOV) -Lãi suất này chỉ nên ở mức 3%/năm và giữ ổn định trong một chu kỳ xây căn nhà đó.

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Các ngân hàng đã sẵn sàng
Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Các ngân hàng đã sẵn sàng

(VOV) - Ngân hàng, doanh nghiệp, địa phương đã làm tốt khâu chuẩn bị cho chương trình cho vay hỗ trợ này.

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Các ngân hàng đã sẵn sàng

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Các ngân hàng đã sẵn sàng

(VOV) - Ngân hàng, doanh nghiệp, địa phương đã làm tốt khâu chuẩn bị cho chương trình cho vay hỗ trợ này.

Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không quá 30 tỷ/dự án
Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không quá 30 tỷ/dự án

(VOV)-DN được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ Phát triển DNNVN thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.

Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không quá 30 tỷ/dự án

Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không quá 30 tỷ/dự án

(VOV)-DN được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ Phát triển DNNVN thì không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước.

Thị trường BĐS phản ứng tích cực với gói 30.000 tỷ đồng
Thị trường BĐS phản ứng tích cực với gói 30.000 tỷ đồng

(VOV) - Thị trường bất động sản đã có phản ứng tích cực với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khi cung các dự án nhà ở giá thấp tăng.

Thị trường BĐS phản ứng tích cực với gói 30.000 tỷ đồng

Thị trường BĐS phản ứng tích cực với gói 30.000 tỷ đồng

(VOV) - Thị trường bất động sản đã có phản ứng tích cực với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khi cung các dự án nhà ở giá thấp tăng.

30.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà: Lãi suất không được vượt 6%
30.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà: Lãi suất không được vượt 6%

(VOV) -Trong thời gian 10 năm, nếu lãi suất trên thị trường xuống thì mức lãi suất này cũng sẽ được điều chỉnh giảm.

30.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà: Lãi suất không được vượt 6%

30.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà: Lãi suất không được vượt 6%

(VOV) -Trong thời gian 10 năm, nếu lãi suất trên thị trường xuống thì mức lãi suất này cũng sẽ được điều chỉnh giảm.

Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở: Chưa công bằng?
Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở: Chưa công bằng?

(VOV) - Tại cùng một dự án nhà ở, nhưng người mua trước 7/1/2013 không được hưởng gói vay lãi suất ưu đãi, còn mua sau ngày này lại có thể.

Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở: Chưa công bằng?

Gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở: Chưa công bằng?

(VOV) - Tại cùng một dự án nhà ở, nhưng người mua trước 7/1/2013 không được hưởng gói vay lãi suất ưu đãi, còn mua sau ngày này lại có thể.