Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp tăng thu nhập

VOV.VN - Toàn vùng ĐBSCL đến nay đã chuyển đổi trên 87.000 ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây con khác.

Sáng 6/5, tại Tiền Giang, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị chuyển đổi từ trồng cây lúa sang trồng ngô, đỗ tương và cây trồng khác tại các tỉnh khu vực ĐBSCL. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng ĐBSCL đã từng được đề cập khi dịch “vàng lùn, lùn xoắn lá” bùng phát. Đặc biệt mấy năm gần đây được Bộ, các địa phương quan tâm chỉ đạo, coi đây là một trong các giải pháp tái cơ cấu sản xuất trồng trọt vùng ĐBSCL theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững.

Trong năm qua, toàn vùng đã chuyển đổi trên 87.000 ha sang trồng các loại cây con khác, nhiều mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả như trồng xây đỗ tương, mè, ngô.

Tuy nhiên, theo ý kiến của NN&PTNT cũng như nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL, đây là một nhiệm vụ mới, trong quá trình triển khai mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu nhưng các địa phương, nông dân và doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ để chuyển đổi cơ cấy cây trồng thành công trong thực tiễn.

Tại hội nghị, nhiều địa phương còn đặt ra nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hiện tại, nhất là thủy lợi chủ yếu phục vụ cho sản xuất lúa. Do vậy chuyển đổi sang cây trồng cạn cần phải có sự điều chỉnh và đầu tư thêm chi phí cho việc tiêu thoát nước. Bên cạnh đó, đến nay việc chuyển còn mang tính tự phát, các địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi với những giải pháp đồng bộ về vụ, vùng chuyển đổi, cây trồng và kỹ thuật, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nêu rõ, chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm là giải pháp nhằm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Qua đó, nhằm duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha diện tích trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

‘Mục tiêu cuối cùng vẫn là tìm kiếm, hướng dẫn và hỗ trợ nông dân chuyển đổi sản xuất để có thu nhập cao hơn. Đặc biệt, trong năm nay, tình hình thị trường đối với lúa gạo đang có nhiều khó khăn. Vì thế nên yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng càng cấp thiết hơn. Chúng ta đã thảo luận nhiều lần về việc muốn tìm những cây trồng thay thế cây lúa không phải chỉ đơn giản là thay thế lúa, giảm sản lượng mà cái chính là để người nông dân có cơ hội tạo thu nhập cao hơn”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết ba nhà trong chuyển đổi giống cây trồng
Liên kết ba nhà trong chuyển đổi giống cây trồng

(VOV) - Quá trình chuyển đổi cần có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, thị trường, tăng thu nhập cho nông dân.

Liên kết ba nhà trong chuyển đổi giống cây trồng

Liên kết ba nhà trong chuyển đổi giống cây trồng

(VOV) - Quá trình chuyển đổi cần có sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, thị trường, tăng thu nhập cho nông dân.