Chuyển đổi số, nông dân miền núi bán hàng online hiệu quả

VOV.VN - Hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên nông dân từng bước ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, nông sản của bà con sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn.

Chỉ với chiếc điện thoại thông minh, bà Triệu Thị Kiên ở thôn Hồ Sen, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã giới thiệu bán các sản phẩm Bưởi da xanh, ổi Đài Loan của gia đình tới hàng nghìn khách hàng gần xa.

Bà Kiên chia sẻ, từ năm 2021, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các sản phẩm không tiêu thụ được. Khi cán bộ Hội nông dân xã hướng dẫn cho gia đình sử dụng điện thoại thông minh để bán hàng trực tiếp trên Facebook, Zalo... thì sản phẩm tiêu thụ một cách dễ dàng. Đến nay, trừ chi phí, việc bán sản phẩm đã thu lãi trên 200 triệu đồng.

“Hoa quả thì mình phải trồng sạch, không phun thuốc và đảm bảo chất lượng. Từ khi livestream lên bán hàng thì thường xuyên gia đình không đủ hàng để bán ra thị trường” - bà Kiên nói.

Gia đình ông Hoàng Thanh Nghị ở thôn Làng Cần, xã Đại Minh, huyện Yên Bình nhiều năm trồng bưởi đặc sản Đại Minh, với trên 80 gốc bưởi từ 30 - 45 tuổi. Bưởi của gia đình ông đạt tiêu chuẩn VietGap, rất ngon nên được nhiều người ưa thích. Ông Nghị cho biết, qua mạng xã hội, thương lái đã đặt mua toàn bộ vườn bưởi của gia đình để cung cấp ra thị trường Hà Nội.

“Tổ chuyển đổi số của xã và Hội Nông dân đã đến từng hộ nông dân để hướng dẫn các cách và phương pháp chuyển đổi cho, chính vì thế đã giúp đỡ gia đình tôi và nhiều hộ nông dân bán được hàng nông sản, từng bước nâng cao giá thành” - ông Nghị nói.

Năm 2016, HTX đặc sản Bưởi Đại Minh được thành lập và đi vào hoạt động với 12 thành viên. Hai năm sau, bưởi đặc sản Đại Minh đã đạt tiêu chuẩn VietGap; đến nay, sản phẩm bưởi của HTX đã được bày bán trong một số hệ thống siêu thị và các cửa hàng sạch ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Năm 2021, việc tiêu thụ nông sản gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; được Hội nông dân cấp huyện và chính quyền địa phương hướng dẫn giới thiệu sản phẩm trên một số sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, HTX đặc sản bưởi Đại Minh đã chú trọng sử dụng các nền tảng số để kinh doanh và đạt hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc HTX cho biết, dự kiến năm nay, HTX thu mua trên 230 tấn quả để cung cấp ra thị trường.

“Thời gian tới thì mong muốn Hội nông dân và các ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện giúp đỡ HTX chúng tôi nâng cao chất lượng công nghệ số, chuyển đổi số, làm những trang thông tin giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện cho bà con chúng tôi tiếp tục chuyển đổi số” - ông Giang đề nghị.

Xác định muốn chuyển đổi số thành công phải bắt đầu từ chính người nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi số cho hội viên. Đồng thời, đẩy mạnh tìm kiếm, giới thiệu đơn vị cung cấp nền tảng số để các HTX và hội viên chủ động kết nối, lựa chọn những giải pháp, ứng dụng phù hợp trong trồng trọt, chăn nuôi.

Ông Hoàng Xuân Long, Phó Chủ tịch thường trực Hội nông dân tỉnh Yên Bái cho biết, đến nay, Hội nông dân các cấp trong tỉnh đã liên kết với trên 30 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản cho nông dân trên địa bàn. Cùng với đó là phối hợp với Bưu điện tỉnh ký kết thu thập thông tin 40.000 hộ sản xuất nông nghiệp để giới thiệu và bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn.

Hiện đã có 10.000 hộ được cấp tài khoản trên Postmart.vn với 108 sản phẩm OCOP được giới thiệu như: Chè Bát tiên Minh Bảo, Chè Shan tuyết Púng Luông, Cao cà gai leo Viễn Sơn, Gạo Séng cù Mường Lò, Mật ong Vân Hội, Sơn tra, Miến Giới Phiên…

“Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tiếp cân, triển khai ứng dụng công nghệ số trong phát triển nông nghiệp. Hiện nay Hội Nông dân tỉnh tiếp tục phối hợp với Bưu điện tỉnh Yên Bái; thời gian tới cũng sẽ kí chương trình phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông để đẩy mạnh việc tăng cường tuyên truyền cho hội viên nông dân nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp” - ông Long nói.

Dù đã đạt những kết quả nhất định, song trên thực tế, việc áp dụng nền tảng số vào sản xuất, phát triển chuỗi giá trị của nông dân Yên Bái vẫn mới ở giai đoạn bước đầu. Để thích ứng với chuyển đổi số, bên cạnh việc tập huấn, nâng cao kỹ năng cho người dân của các cấp, ngành thì chính bà con nông dân cũng phải chủ động, tích cực học hỏi để bắt nhịp với xu hướng sử dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, giới thiệu và nâng cao giá trị nông sản của mình và cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi số đang dần thay đổi thói quen của người dân
Chuyển đổi số đang dần thay đổi thói quen của người dân

VOV.VN - Lợi ích mang lại của chuyển đổi số đang được thể hiện rất rõ trong việc cung cấp dịch vụ công, đồng thời dần làm thay đổi các hoạt động hàng ngày của người dân.

Chuyển đổi số đang dần thay đổi thói quen của người dân

Chuyển đổi số đang dần thay đổi thói quen của người dân

VOV.VN - Lợi ích mang lại của chuyển đổi số đang được thể hiện rất rõ trong việc cung cấp dịch vụ công, đồng thời dần làm thay đổi các hoạt động hàng ngày của người dân.

Ứng dụng chuyển đổi số, nhiều nông dân Quảng Nam mở rộng được thị trường
Ứng dụng chuyển đổi số, nhiều nông dân Quảng Nam mở rộng được thị trường

VOV.VN - Tại tỉnh Quảng Nam, hiện các hộ dân chủ động tiếp cận công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều. Tuy nhiên, không ít hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nỗ lực liên kết sản xuất, định danh vùng trồng, quản lý cây trồng, con vật nuôi thông qua hình thức số hóa.

Ứng dụng chuyển đổi số, nhiều nông dân Quảng Nam mở rộng được thị trường

Ứng dụng chuyển đổi số, nhiều nông dân Quảng Nam mở rộng được thị trường

VOV.VN - Tại tỉnh Quảng Nam, hiện các hộ dân chủ động tiếp cận công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều. Tuy nhiên, không ít hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nỗ lực liên kết sản xuất, định danh vùng trồng, quản lý cây trồng, con vật nuôi thông qua hình thức số hóa.

Nông dân Hải Dương với chuyển đổi số
Nông dân Hải Dương với chuyển đổi số

VOV.VN - Nhiều năm gần đây, vải thiều là một trong những sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Hải Dương. Nông dân Hải Dương đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, triển khai các mô hình trồng theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap cho năng suất, chất lượng ngày càng vượt trội.

Nông dân Hải Dương với chuyển đổi số

Nông dân Hải Dương với chuyển đổi số

VOV.VN - Nhiều năm gần đây, vải thiều là một trong những sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Hải Dương. Nông dân Hải Dương đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, triển khai các mô hình trồng theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap cho năng suất, chất lượng ngày càng vượt trội.