Chuyên gia kinh tế cảnh báo hiệu ứng 'thiên nga đen', nếu thanh khoản thắt chặt

VOV.VN - Sau cuộc khủng hoảng niềm tin và sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon Mỹ (Silicon Valley Bank SVB) vào tuần trước, hiện đã lan sang các cổ phiếu ngân hàng châu Âu khác, như ngân hàng BNP Paribas của Pháp, Commerzbank và Deutsche Bank của Đức giảm từ 8% đến 10%. Đặc biệt, giá trị cổ phiếu của ngân hàng Credit Suisse Thụy Sĩ giảm tới hơn 30%.

Trước tác động đang lây lan mang tính hiệu ứng Domino đối với các ngân hàng quốc tế, các chuyên gia kinh tế hôm nay (16/3) cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại những diễn biến tiêu cực có thể xảy ra đối với lĩnh vực tài chính nếu thanh khoản thắt chặt và tâm lý bất an trong lĩnh vực ngân hàng. Đồng thời, đưa ra cảnh báo có thể xuất hiện nhiều hiệu ứng “thiên nga đen” hơn trong thời điểm khá bất ổn này. Đây là thuật ngữ được dùng trong kinh tế, để chỉ một sự kiện xảy ra ngoài tầm dự đoán về một tình huống thông thường và có khả năng để lại những hậu quả nghiêm trọng.

"Sự kiện Ngân hàng Thung lũng Silicon và cả ngân hàng Credit Suisse thực sự phản ánh những gì đang xảy ra trong lĩnh vực tài chính - đó là bắt đầu xuất hiện nhiều hơn sau hậu quả của lãi suất cao. Tất nhiên, chúng ta không thể cho rằng nguyên nhân gốc rễ của hai trường hợp là giống nhau, bởi vì mô hình kinh doanh có thể khác nhau, nhưng có điểm giống nhau là có vấn đề trong quản trị doanh nghiệp với một môi trường thanh khoản chặt chẽ và lãi suất cao. Vì vậy, đây thực sự là vấn đề cần xem xét", ông Gary Ng, Nhà kinh tế cấp cao tại Ngân hàng đầu tư Natixis chia sẻ.

Tuy vậy, ông Gary Ng tin rằng, mặc dù có thể có nhiều biến động thị trường ngắn hạn hơn so với năm 2008, nhưng các nhà quản lý sẽ có nhiều công cụ thực sự giúp định hướng thanh khoản. Và thực tế các ngân hàng trung ương đang hành động nhanh hơn so với trước đây. Vì vậy, đây là những yếu tố tích cực với những gì đang xảy ra hiện nay.

Những đánh giá của chuyên gia Gary Ng được đưa ra sau khi ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ hôm nay (16/3) tuyên bố sẽ vay khoảng 50 tỷ franc Thụy Sĩ (tương đương 54 tỷ USD) từ Ngân hàng Quốc gia để tăng cường thanh khoản và củng cố niềm tin nhà đầu tư, sau vụ bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư khiến dư luận lo ngại về nguy cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?
Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

VOV.VN - Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, song kinh tế thế giới được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể tránh được suy thoái toàn cầu.

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

Kinh tế thế giới có thoát khỏi khủng hoảng trong năm 2023?

VOV.VN - Không khí ảm đạm vẫn bao trùm, song kinh tế thế giới được dự báo sẽ ổn định hơn và có thể tránh được suy thoái toàn cầu.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

VOV.VN - Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7% - mức chậm nhất kể từ năm 1993.

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2023

VOV.VN - Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng thế giới năm nay xuống còn 1,7% - mức chậm nhất kể từ năm 1993.

Tổng giám đốc IMF: Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm 2023
Tổng giám đốc IMF: Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

VOV.VN - Bà Georgieva khẳng định, đang có 1 mùa Đông khó khăn tại châu Âu và mùa Đông tiếp theo vào năm tới còn có thể khó khăn hơn, nhưng châu Âu sẽ dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về năng lượng.

Tổng giám đốc IMF: Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

Tổng giám đốc IMF: Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

VOV.VN - Bà Georgieva khẳng định, đang có 1 mùa Đông khó khăn tại châu Âu và mùa Đông tiếp theo vào năm tới còn có thể khó khăn hơn, nhưng châu Âu sẽ dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về năng lượng.