Chuyên gia Nga đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, cũng như các chuyên gia Nga, trong năm 2022, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng, hơn 7%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị Việt Nam chú ý các tác động từ bên ngoài, cải cách ở bên trong để kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong năm tới.

Theo GS.TS kinh tế Vladimir Mazyrin - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN-Viện Hàn lâm Khoa học Nga, trong năm 2022, đại dịch Covid-19 giảm bớt, nhưng thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức như lạm phát, khủng hoảng năng lượng và cạnh trạnh địa chính trị. Trong bối cảnh này, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt và cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á, là dấu hiệu tích cực.

“Nói chung so sánh với các nước, Việt Nam cho thấy kết quả tuyệt vời, được các chuyên gia của các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế ghi nhận. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam có thể được coi là con hổ kinh tế châu Á mới, có nghĩa là một tấm gương về phát triển thành công” - GS. TS Mazyrin nhận xét.

Theo TS. Mazyrin, những yếu tố giúp Việt Nam duy trì được các động lực tăng trưởng kinh tế, đó là thu hút khá tốt dòng vốn đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư luôn tìm kiếm những nơi có tình hình ổn định. Theo ông, yếu tố thứ hai là sự dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, sang Việt Nam. Ông nhấn mạnh đến chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt thời kỳ Đổi mới, kết hợp sự điều tiết của nhà nước với cơ chế thị trường. Điều này giúp duy trì sự ổn định và đảm bảo nền kinh tế phát triển thuận lợi.

Chuyên gia Mazyrin cũng đánh giá cao về kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, đạt hơn 730 tỷ USD trong năm nay. Điều này cho thấy Việt Nam không chỉ đang phát triển năng động, mà dần dần, như mục tiêu đã đề ra tại Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam, vào năm 2045, sẽ trở thành nước kinh tế phát triển, theo xếp hạng, sẽ lọt vào nhóm 20 nước kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới.

TS. Irina Korgun - Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga tại Châu Á đánh giá, GDP của Việt Nam trong năm 2022 tăng hơn 7%, là tốc độ cao so với  năm trước. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo ra công nghệ riêng là cách mà Việt Nam đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Có thể nói rằng, Việt Nam đang tiếp tục đi theo con đường công nghiệp hóa. Chúng tôi thấy ở Việt Nam đang tạo ra nhiều lĩnh vực công nghiệp chuyên ngành và đây là một danh pháp sản xuất, bắt đầu từ các nhà máy lắp ráp đơn giản nhất đến hàng hóa công nghệ phức tạp nhất. Thực sự chúng tôi nhìn thấy sự phát triển có mục đích hướng tới những ngành công nghiệp  của Việt Nam và cấu trúc tổng thể nền kinh tế” - TS. Irina Korgun nói.

Chuyên gia Irina cũng nhận thấy, Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng đơn giản hóa thủ tục trong thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mở các công ty tại Việt Nam. Có nghĩa là, Việt Nam đang tiếp tục chính sách mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đang thực hiện mọi biện pháp cần thiết cho việc này.

Chuyên gia lưu ý rằng, Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, nên phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài, bao gồm cả nhập khẩu các nguyên vật liệu, linh kiện để sản xuất hàng xuất khẩu. Xuất khẩu và đầu tư vẫn là những yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhưng triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế giới còn yếu. Nhiều tổ chức quốc tế đưa ra dự báo tiêu cực trong năm 2023, lạm phát, cạnh tranh địa chính trị sẽ tăng lên. Áp lực truyền thống là sức mua của người dân các nước phát triển giảm và điều này ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam sẽ cạnh tranh với các nước trong khu vực để giành nguồn vốn, đơn hàng xuất khẩu. Có nghĩa là, trình độ, năng suất lao động, công nghệ là những yêu tố then chốt Việt Nam cần chú ý.

TS. Mazyrin cũng cho rằng, ảnh hưởng của các yếu tố xung đột địa chính trị, trong đó có cả khủng hoảng năng lượng và lương thực vẫn đang ở phía trước và điều này sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam rất mở, cùng với xuất khẩu tăng, mức độ phụ thuộc cũng tăng lên. Trong bối cảnh này, theo chuyên gia Mazyrin, Việt Nam có nhiều lựa chọn đối tác phong phú, đặc biệt là ở khu vực Đông Á, việc mở rộng thương mại là cần thiết và quan trọng.

Ngoài động lực kinh tế, theo các chuyên gia Nga, vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng.

GS.TS Kiril Babaev, quyền Viện trưởng Viện Trung Quốc và Châu Á đương đại-Viện Hàn Lâm Khoa học Nga nhận định: “Việt Nam theo truyền thống là một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất trong Hiệp hội quan trọng và có tầm ảnh hưởng hiện nay như ASEAN. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu ở Châu Á đang phát triển năng động. Quan điểm của Việt Nam rất thận trọng, độc lập, có cách tiếp cận cân bằng trong quan hệ với các cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc. Tôi cảm thấy, đây là quan điểm đúng đắn và điều này giúp cho vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế sẽ tăng lên”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới
Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới

VOV.VN - Tại cuộc họp báo tổng kết nhiệm vụ năm 2022 - định hướng năm 2023 ngành ngân hàng, đại diện NHNN nhận định: Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới.

Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới

Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới

VOV.VN - Tại cuộc họp báo tổng kết nhiệm vụ năm 2022 - định hướng năm 2023 ngành ngân hàng, đại diện NHNN nhận định: Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới.

Chính sách tỷ giá linh hoạt giúp kinh tế Việt Nam giải tỏa áp lực
Chính sách tỷ giá linh hoạt giúp kinh tế Việt Nam giải tỏa áp lực

VOV.VN - Một trong những nỗ lực giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là điều hành linh hoạt tỷ giá.

Chính sách tỷ giá linh hoạt giúp kinh tế Việt Nam giải tỏa áp lực

Chính sách tỷ giá linh hoạt giúp kinh tế Việt Nam giải tỏa áp lực

VOV.VN - Một trong những nỗ lực giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là điều hành linh hoạt tỷ giá.

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

VOV.VN - ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022, đồng thời dự báo lạm phát năm nay ở mức 3,5%.

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

VOV.VN - ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022, đồng thời dự báo lạm phát năm nay ở mức 3,5%.