Chuyên gia nói gì về giao dịch Nhân dân tệ ở biên giới Việt-Trung?

VOV.VN - Thông tư 19 của NHNN tạo điều kiện dễ dàng cho việc thanh toán thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc, giao dịch qua biên giới giữa 2 nước sẽ tăng lên.

Ngày 28/8/2018, Thống đốc NHNN ký ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Thông tư 19).

Theo đó, điểm mới nhất của Thông tư này là quy định rõ đối tượng tham gia, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán phù hợp với từng hoạt động thương mại biên giới của thương nhân, của cư dân biên giới và tại chợ biên giới cho phù hợp với quy định tại Nghị định 14 cũng như Pháp lệnh Quản lý ngoại hối và Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung.

Thanh toán bằng nhân dân tệ ở biên giới sẽ tạo thuận lợi trong giao thương. (Ảnh minh họa: KT)

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, Thông tư 19 của NHNN tạo điều kiện dễ dàng cho việc thanh toán thương mại, thanh toán giữa Việt Nam-Trung Quốc và cho phép các thương nhân và thể nhân của 7 tỉnh có biên giới với Trung Quốc được thanh toán qua ngân hàng và cũng được sử dụng nhân dân tệ (NDT) để thanh toán. Với biện pháp này giao dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc qua biên giới sẽ tăng lên.

Bên cạnh những thuận lợi được hé mở trong Thông tư 19, ông Doanh cũng quan ngại, mặc dù NHNN đã có quy định chặt chẽ về việc giao dịch NDT ở biên giới, nhưng điều nhiều người quan tâm là làm thế nào để có thể kiểm soát được việc giao dịch bằng đồng NDT trên lãnh thổ của Việt Nam, bởi phần lớn khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam và thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán qua mạng bằng đồng NDT, không chuyển đổi sang VNĐ. Nếu không kiểm soát được hết các giao dịch đó sẽ dẫn đến tình trạng bị thất thu thuế.

Ông Lê Đăng Doanh mong muốn, NHNN sẽ có biện pháp kịp thời cùng các cơ quan hữu quan khác để có thể quản lý, thu thuế được từ các dịch vụ này. Đồng thời, phát huy được sự tích cực của Thông tư 19 là tạo điều kiện dễ dàng cho việc lưu thông hàng hóa qua biên giới nhưng không ảnh hưởng đến chủ quyền tiền tệ của Việt Nam và không bị thất thu thuế.

Về phía NHNN, ông Nguyễn Ngọc Minh-Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối-NHNN-thành viên tổ soạn thảo Thông tư 19 cho biết, đối với thực tiễn Việt Nam, thanh toán bằng đồng bản tệ của các nước có chung đường biên giới được thực hiện từ nhiều năm nay.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hoạt động thương mại với các nước nói chung và với các nước có chung đường biên giới. Triển khai chủ trương thúc đẩy thương mại, trên cơ sở các hiệp định thương mại, hiệp định mua bán hàng hóa vùng biên giới, NHNN Việt Nam đã ký hiệp định thanh toán đối với các nước, trong đó có các hiệp định thanh toán với các nước chung đường biên giới như Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Các hiệp định nói trên đều cho phép sử dụng đồng bản tệ bên cạnh thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trong thanh toán thương mại biên giới. Việc cho phép sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán thương mại biên giới  phù hợp với đặc thù, tập quán của thương nhân, cư dân tham gia hoạt động thương mại biên giới.

Bởi vậy, việc ban hành Thông tư 19 là cần thiết để bổ sung hướng dẫn thanh toán đối với các đối tượng là cư dân và trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và hướng dẫn các phương thức thanh toán, trong đó có thanh toán bằng tiền mặt.

Ngoài ra, trong quá trình sửa đổi thông tư thay thế, NHNN cũng rà soát những vướng mắc, bất cập thực tiễn trong thanh toán thương mại biên giới để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn và tình hình mới. Một mặt thúc đẩy thanh toán biên mậu, tạo thuận lợi cho người dân hai nước trong việc giao thương, đồng thời thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về ngoại hối áp dụng cho các tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam, tạo sự đồng bộ với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối hiện nay.

Theo ông Minh, những quy định tại Thông tư 19 sẽ tạo điều kiện cho cư dân biên giới và các thương nhân có hoạt động giao thương với Trung Quốc. Hoạt động thương mại qua đường mòn lối mở, tại chợ biên giới là hoạt động hàng ngày và với khối lượng không lớn. Việc cho phép thanh toán bằng đồng bản tệ giúp thuận tiện cho người dân, họ có thể tiết kiệm chi phí khi không phải chuyển đổi qua một ngoại tệ thứ ba, giảm rủi ro hay áp lực tỷ giá từ biến động của các đồng tiền trên thị trường thế giới…

Với Nhà nước, quy định tại Thông tư 19 khuyến khích thanh toán qua tài khoản ngân hàng tại khu vực biên giới, việc thanh toán bằng tiền mặt sau đó phải nộp tiền vào tài khoản ngân hàng giúp Nhà nước có thể quản lý được dòng tiền, quản lý được việc chu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và tránh được nguy cơ thất thu thuế…

Việc sử dụng đồng bản tệ trong thanh toán đang là xu hướng được nhiều nước áp dụng. Thực tế không chỉ riêng Việt Nam và Trung Quốc có cơ chế thanh toán biên mậu cho phép sử dụng đồng bản tệ như vậy. Trên thế giới, các nước có chung đường biên giới, có những hợp tác thương mại song phương thông thường cũng đi kèm các điều khoản về thanh toán bằng bản tệ, như Thái Lan, Myanmar, Nga, Trung Quốc... Có thể nói, những quy định này phù hợp với đặc thù giao thương trên thế giới.

Ông Minh khẳng định, việc ban hành Thông tư 19 là có cơ sở pháp lý, vừa tạo thuận lợi giao thương giữa thương nhân, cư dân trong việc mua bán hàng hóa qua biên giới và tại chợ biên giới phù hợp với tập quán thói quen thương mại vùng biên; đảm bảo trên lãnh thổ Việt Nam chỉ cho phép thanh toán bằng tiền mặt VND, không cho phép sử dụng NDT tiền mặt để mua bán hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng tinh thần của pháp lệnh ngoại hối. Đồng thời tăng cường kiểm soát tiền tệ qua hệ thống ngân hàng, hạn chế buôn lậu, gian lận thương mại phù hợp với chủ trương, định hướng chỉ đạo của Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhân dân tệ lao dốc, cán cân thương mại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng?
Nhân dân tệ lao dốc, cán cân thương mại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng?

VOV.VN -Theo VEPR, khi đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh, cán cân thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng do hàng Trung Quốc giá rẻ chảy vào thị trường nội địa.

Nhân dân tệ lao dốc, cán cân thương mại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng?

Nhân dân tệ lao dốc, cán cân thương mại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng?

VOV.VN -Theo VEPR, khi đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh, cán cân thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng do hàng Trung Quốc giá rẻ chảy vào thị trường nội địa.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 27/8: USD thế giới giảm, Nhân dân tệ tăng mạnh
Tỷ giá ngoại tệ ngày 27/8: USD thế giới giảm, Nhân dân tệ tăng mạnh

VOV.VN -Sáng nay, Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng mạnh, trong khi đó USD Index tiếp tục giảm.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 27/8: USD thế giới giảm, Nhân dân tệ tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ ngày 27/8: USD thế giới giảm, Nhân dân tệ tăng mạnh

VOV.VN -Sáng nay, Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng mạnh, trong khi đó USD Index tiếp tục giảm.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bác bỏ cáo buộc thao túng Nhân dân tệ
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bác bỏ cáo buộc thao túng Nhân dân tệ

VOV.VN - Quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thao túng đồng Nhân dân tệ.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bác bỏ cáo buộc thao túng Nhân dân tệ

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bác bỏ cáo buộc thao túng Nhân dân tệ

VOV.VN - Quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thao túng đồng Nhân dân tệ.

​Được phép dùng Nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới Việt - Trung
​Được phép dùng Nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới Việt - Trung

VOV.VN - Từ ngày 12/10/2018, có thể dùng tiền đồng Việt Nam hoặc Nhân dân tệ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

​Được phép dùng Nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới Việt - Trung

​Được phép dùng Nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới Việt - Trung

VOV.VN - Từ ngày 12/10/2018, có thể dùng tiền đồng Việt Nam hoặc Nhân dân tệ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc.