Chuyên gia quốc tế: Việt Nam xử lý lạm phát rất tốt

VOV.VN - GS.TS Andreas Hauskrecht nhận định, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc xử lý lạm phát, đặc biệt đánh giá cao các quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đánh giá của GS.TS Andreas Hauskrecht, chuyên gia kinh tế tại Mỹ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý của Việt Nam đã ứng phó tốt trước những tác động của Covid-19, góp phần kiềm chế lạm phát.

Nhận định này được đưa ra tại Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 8 dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh (ICYREB) với chủ đề "Sức chống chịu, khả năng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế" do Trường Đại học Kinh tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội là đơn vị chủ trì.

Hội thảo năm nay được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội chưa từng có trên toàn cầu. Mặc dù dịch bệnh từng bước được kiểm soát sau hơn hai năm, nhưng nguy cơ vẫn hiện hữu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế toàn cầu, trong đó có vấn đề lạm phát.

Tại Việt Nam, để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính - tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tăng lãi suất điều hành thêm 1%, có hiệu lực từ 25/10. Trước đó vào cuối tháng 9, NHNN cũng đã tăng một số mức lãi suất thêm 1%.

GS.TS Andreas Hauskrecht, chuyên gia kinh tế hiện giảng dạy tại Trường Kinh doanh Kelley thuộc Đại học Indiana của Mỹ nhận định, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc xử lý lạm phát, đặc biệt đánh giá cao các quyết định của NHNN. Ông cho rằng, lạm phát, đặc biệt là lạm phát cơ bản tại Việt Nam ở mức thấp và ổn định.

GS. Hauskrecht nhận định, tới thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu thay đổi chính sách tiền tệ và giảm lãi suất, Việt Nam sẽ có thêm dư địa để đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn. Theo ông, Việt Nam trước mắt cần giữ lãi suất ở mức ổn định, chính sách tài khóa hợp lý và chính sách tiền tệ thận trọng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ lạm phát thấp với bình quân 9 tháng năm 2022 ở mức 2,73%. Trong khi đó, con số này tại nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và một số nước ở châu Á như Thái Lan, Indonesia… tăng cao. Tại Mỹ, lạm phát 9 tháng đầu năm 2022 lên tới 8,3%.  

Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới hồi tháng trước, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,2% trong năm nay, cao nhất khu vực Đông Á./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM phát huy sức mạnh nội lực, giữ nhịp tăng trưởng kinh tế
TP.HCM phát huy sức mạnh nội lực, giữ nhịp tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Các tháng còn lại của năm 2022, TP.HCM sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo đà phát triển cho năm 2023. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại phiên họp kinh tế - xã hội tháng 10 diễn ra chiều nay (1/11).

TP.HCM phát huy sức mạnh nội lực, giữ nhịp tăng trưởng kinh tế

TP.HCM phát huy sức mạnh nội lực, giữ nhịp tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Các tháng còn lại của năm 2022, TP.HCM sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo đà phát triển cho năm 2023. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại phiên họp kinh tế - xã hội tháng 10 diễn ra chiều nay (1/11).

Giải pháp kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới nhiều biến động 
Giải pháp kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới nhiều biến động 

VOV.VN - Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến, điều này tiếp tục được khẳng định qua kết quả kinh tế tháng 10 và 10 tháng năm nay. Triển vọng đạt tăng trưởng GDP cả năm 8% là khả thi...

Giải pháp kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới nhiều biến động 

Giải pháp kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới nhiều biến động 

VOV.VN - Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến, điều này tiếp tục được khẳng định qua kết quả kinh tế tháng 10 và 10 tháng năm nay. Triển vọng đạt tăng trưởng GDP cả năm 8% là khả thi...

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%
Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%

VOV.VN - 11/19 nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung Eurozone ghi nhận tỷ lệ lạm phát vượt mức 10%, trong đó riêng 3 quốc gia Baltic có tỷ lệ lạm phát cao nhất là trên 20%.

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu lần đầu vượt mốc 10%

VOV.VN - 11/19 nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung Eurozone ghi nhận tỷ lệ lạm phát vượt mức 10%, trong đó riêng 3 quốc gia Baltic có tỷ lệ lạm phát cao nhất là trên 20%.