Cơ chế giá dịch vụ không có nghĩa là được định giá tùy tiện

VOV.VN - Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện trong quy định chi tiết đối với danh mục các khoản thu phí và lệ phí cũng như khung giá dịch vụ công.

Dự thảo Luật phí và lệ phí thay thế Pháp lệnh phí và lệ phí đã được Chính phủ trình lên Quốc hội, lấy ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII. Xung quanh dự thảo luật này, ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm đồng tình với sự cần thiết của việc ban hành luật trong thời điểm hiện nay. Một số ý kiến còn làm sáng tỏ thêm các quy định còn chưa rõ trong quá trình soạn thảo Luật.

Phí trông giữ xe cần thực hiện theo giá dịch vụ

Góp ý kiến vào Luật phí và lệ phí trong dự thảo trình Quốc hội, ông Chu Sơn Hà, Phó trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, cần thực hiện đúng theo chủ trương chung là tách bạch phí và lệ phí để bảo đảm đúng đối tượng điều chỉnh, đồng thời những hoạt động liên quan đến giá cả nên tách ra khỏi phí và lệ phí.

Cụ thể theo ông Hà, đối với những khoản thu từ dịch vụ do các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp cho tổ chức, cá nhân phải được coi là các khoản phí. Đối với những khoản thu do các tổ chức, cơ quan nhà nước phải nộp cho các cơ quan nhà nước để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước nên coi đó là lệ phí.

“Để Luật phí và lệ phí có hiệu quả và đảm bảo tính thực tế, cần phải rà soát lại một số pháp luật có liên quan như Luật tổ chức, đặc biệt liên quan mật thiết đến đến Luật giá. Hiện nay, thực hiện theo Hiến pháp mới quy định đa dạng các thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước đang có chủ tương tách quản lý Nhà nước ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế nên quy định Luật phí, lệ phí áp dụng trong các khối quản lý nhà nước, còn lại là Luật giá áp dụng cho các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh”, ông Hà nói.

 

Đại biểu Chu Sơn Hà, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội. (Ảnh: KT)
Cũng theo ông Hà, song song với việc ban hành Luật phí, lệ phí cần đồng thời phải sửa đổi Luật giá năm 2012. Mặc dù Luật giá mới được ban hành nhưng để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, vẫn cũng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật giá. Ngoài ra, đối với danh mục phí và lệ phí cũng cần phải tách bạch, làm sao cho đúng, rõ ràng, đồng thời không trùng lặp với danh mục quy định bởi Luật giá.

Ông Hà nêu ví dụ, trước kia có quy định phí trông giữ xe, nhưng đâu phải tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập đều trông giữ xe. Thế nên mới có chuyện phí trông xe không theo quy định của thành phố. Do đó, với những điểm trông giữ xe nên giao tư nhân quản lý thì phải coi đó là giá dịch vụ.

“Đã quy định theo giá thì không buông lỏng quản lý, tức là có quy định mức giá tối thiểu và mức giá tối đa. Chẳng hạn phí trông xe máy được phép dao động trong phạm vi từ 1.000 - 3.000 đồng, có thể thấp hơn giá sàn để tạo sự cạnh tranh, nhưng những ngày Lễ, Ngày tết được phép nâng lên sát mức giá trần 5.000 – 6.000 đồng”, ông Hà nêu quan điểm.

Trong việc quản lý, sử dụng phí và lệ phí theo ông Hà cần phải thu nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước, sau đó nhà nước điều tiết làm sao đảm bảo phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, đồng thời đáp ứng tốt hơn dịch vụ chung cho toàn xã hội.

Nhà nước điều tiết khung học phí và viện phí

Nói về Dự thảo Luật phí và lệ phí quy định học phí, viện phí được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ, đại biểu Đào Trọng Thi, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết, việc chuyển học phí và việc phí sang cơ chế giá dịch vụ sẽ nhằm cung cấp những dịch vụ có chất lượng khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, ông Thi cho rằng, với những dịch vụ công đáp ứng việc vận hành theo cơ chế thị trường do các cơ quan nhà nước thực hiện vẫn cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ hỗ trợ nhất định từ phía nhà nước, thông qua chính sách thuế, chính sách ưu tiên, kể cả qua cơ chế tín dụng.

Theo ông Đào Trọng Thi, việc thực hiện vai trò quản lý của nhà nước đối với giá dịch vụ công nói chung và trong lĩnh vực giáo dục cũng như y tế nói riêng là ở chỗ: Nhà nước quản lý theo khung giá quy định, các dịch vụ này không được phép định giá tùy tiện như là các hàng hóa bình thường, qua đó nhà nước cũng có thể hỗ trợ một phần.

“Trong lĩnh vực y tế, nhà nước có thể hỗ trợ việc mua bảo hiểm y tế cho những người nghèo, mua bảo hiểm cho những người khó khăn. Đối với lĩnh vực giáo dục, nhà nước có thể hỗ trợ cho những trường công lập đang cung ứng dịch vụ giáo dục có chất lượng bình thường. Điều này đảm bảo cho người dân khi không có đủ điều kiện để sử dụng những dịch vụ chất lượng cao vẫn có thể được hỗ trợ để sử dụng dịch vụ chất lượng bình thường, góp phần thực hiện phổ cập giáo dục đối với cấp trung học cơ sở trở xuống, đồng thời đáp ứng nhu cầu đông đảo của người dân được tiếp cận với dịch vụ giáo dục”, ông Đào Trọng Thi nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học phí, viện phí được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ
Học phí, viện phí được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ

VOV.VN - Chính phủ cần báo cáo rõ với Quốc hội về lộ trình, cơ chế quản lý và tác động xã hội đối với hai khoản phí này.

Học phí, viện phí được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ

Học phí, viện phí được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ

VOV.VN - Chính phủ cần báo cáo rõ với Quốc hội về lộ trình, cơ chế quản lý và tác động xã hội đối với hai khoản phí này.

Hà Nội ban hành 16 quyết định mới về thu phí và lệ phí
Hà Nội ban hành 16 quyết định mới về thu phí và lệ phí

VOV.VN - Các quyết định đều được ký ban hành ngày 20/8/2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký

Hà Nội ban hành 16 quyết định mới về thu phí và lệ phí

Hà Nội ban hành 16 quyết định mới về thu phí và lệ phí

VOV.VN - Các quyết định đều được ký ban hành ngày 20/8/2014 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký

Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí
Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí

VOV.VN - Quy định mức phí, lệ phí do một số bộ, ngành và địa phương ban hành còn nhiều bất cập nên cần thiết giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.

Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí

Nên giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành mức phí, lệ phí

VOV.VN - Quy định mức phí, lệ phí do một số bộ, ngành và địa phương ban hành còn nhiều bất cập nên cần thiết giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.