Cơ chế Sandbox: Tiếp sức cho nền kinh tế chia sẻ Việt Nam

VOV.VN - Cơ chế Sandbox giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho DN Fintech, tăng cường khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ ngân hàng, tài chính. 

Cơ chế “Sandbox” chính thức được “gọi tên” trong Quyết định 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. 

Theo Đề án, Nhà nước khuyến khích, ưu tiên tăng cường năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cung cấp nền tảng; đặt doanh nghiệp vào trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Nhà nước sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển, tạo lập các nền tảng số, hỗ trợ chuyển đổi số, số hóa ở cấp độ doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Tọa đàm: “Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý trong đề án là Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng sandbox) cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ. Các mô hình kinh tế chia sẻ trên cơ sở phù hợp với lợi ích và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia cũng được khuyến khích phát triển.

Tại tọa đàm: “Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam", sáng 7/11, ông Nguyễn Xuân Việt Bình, Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca chia sẻ, Moca ủng hộ việc ban hành cơ chế sandbox trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech). Điều này sẽ giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Fintech, tăng cường khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính toàn diện, thúc đẩy hướng đến xã hội không dùng tiền mặt theo định hướng chính sách không dùng tiền mặt giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ Việt Nam.

Với lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Ngô Văn Đức, Phó trưởng phòng, Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ chế sandbox đối với hệ thống tài chính ngân hàng đang phát triển rất nhanh, hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam rất rộng khi ngày càng có nhiều công ty tham gia, hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán. 

Ông Ngô Văn Đức, Phó trưởng phòng, Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, đến nay có 30 tổ chức không phải ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, 24 ngân hàng triển khai thanh toán của QR Code; hơn 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code, 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán của Internet và 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán điện thoại di động. 

“Điều này cho thấy xu hướng tất yếu của lĩnh vực Fintech tại Việt Nam, song cũng vẫn tồn tại một khoảng trống pháp lý. Thứ nhất, thể chế quản lý hoạt động Fintech chưa được đề cập tại bất kỳ văn bản pháp lý nào. Thứ hai, chưa có quy định về đơn vị chuyên trách hỗ trợ, xử lý liên quan đến hoạt động Fintech. Thứ ba, ngoại trừ hoạt động trung gian thanh toán, cơ bản các hoạt động của Fintech chưa được quy định và điều chỉnh bởi các văn bản pháp chế hiện hành. Các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng chưa cho phép áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại. Từ những vấn đề này, việc tạo ra một cơ chế sandbox cho lĩnh vực Fintech là một nhu cầu cấp thiết”, ông Ngô Văn Đức nêu ý kiến.

Về phía nhà quản lý, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) đã chia sẻ về những điểm nghẽn pháp lý của Việt Nam trong cơ chế sandbox. 

Theo ông Đồng, làm pháp luật là do Nhà nước, nhưng cần phải thử nghiệm pháp lý để tìm các rủi ro. Sandbox bản chất là tận dụng được các nguồn cung, nguồn tài nguyên dư thừa để đưa người bán tìm đến người mua, từ đó giải được bài toán cân bằng giữa cung và cầu.

Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đã áp dụng Regulatory Sandbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) như: Singapore, Maylaysia, Indonesia, Thái Lan, nhưng Việt Nam thì chưa thực nghiệm khung pháp lý. 

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông.

Do đó, ông Đồng đưa ra khuyến nghị, thứ nhất, Việt Nam cần thành lập một Tổ công tác Sandbox liên quan đến các bộ liên quan như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Tư pháp... tạo nên một bộ liên ngành để chia rủi ro cho từng bộ, bởi trách nhiệm không thể chỉ thuộc một bộ.

Thứ hai, sau khi thành lập tổ công tác sẽ có Văn phòng Sandbox quốc gia để tiếp nhận đăng ký và tư vấn cho doanh nghiệp trước khi nộp đơn chính thức, đồng thời, giám sát thực thi của doanh nghiệp.

Còn theo TS. Trần Thị Quang Hồng, Trưởng ban Nghiên cứu Pháp lý Dân sự - kinh tế, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư Pháp, việc triển khai cơ chế sandbox đòi hỏi cơ quan quản lý phải vượt qua chức năng thực thi pháp luật thông thường và có sự chủ động nhất định trong việc tiến hành các biện pháp quản lý cụ thể. 

Đồng thời, sự chủ động đó phải có những ràng buộc nhất định để đảm bảo quá trình thử nghiệm được thực hiện công bằng, hiệu quả và đồng bộ, tránh lạm quyền, phục vụ được cho mục tiêu là không làm mất cơ hội ứng dụng công nghệ mới do các quy tắc pháp luật chậm được ban hành hay thay đổi. Qua đó xác định được các yêu cầu thay đổi pháp luật phù hợp với yêu cầu điều chỉnh các vấn đề phát sinh từ công nghệ mới sau thử nghiệm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế chia sẻ - Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững
Kinh tế chia sẻ - Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững

VOV.VN - Kinh tế chia sẻ được kỳ vọng sẽ là một trong những động lực mới góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.

Kinh tế chia sẻ - Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững

Kinh tế chia sẻ - Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững

VOV.VN - Kinh tế chia sẻ được kỳ vọng sẽ là một trong những động lực mới góp phần thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội mới để thay đổi phương thức kinh doanh
Kinh tế chia sẻ: Cơ hội mới để thay đổi phương thức kinh doanh

VOV.VN - Hiện Bộ KH&ĐT đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị đánh giá và xây dựng dự thảo đề án kinh tế chia sẻ.

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội mới để thay đổi phương thức kinh doanh

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội mới để thay đổi phương thức kinh doanh

VOV.VN - Hiện Bộ KH&ĐT đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị đánh giá và xây dựng dự thảo đề án kinh tế chia sẻ.

Ứng dụng công nghệ đón cơ hội từ kinh tế chia sẻ
Ứng dụng công nghệ đón cơ hội từ kinh tế chia sẻ

VOV.VN - Nhiều ứng dụng công nghệ kết nối cung cầu xuất hiện trong nhiều ngành, góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh, tiện ích hơn cho người dùng.

Ứng dụng công nghệ đón cơ hội từ kinh tế chia sẻ

Ứng dụng công nghệ đón cơ hội từ kinh tế chia sẻ

VOV.VN - Nhiều ứng dụng công nghệ kết nối cung cầu xuất hiện trong nhiều ngành, góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh, tiện ích hơn cho người dùng.