Cổ phần hóa Vinapaco “ì ạch” vì xử lý tài sản công

VOV.VN - Doanh nghiệp trực thuộc Vinapaco đang gặp vướng mắc về vấn đề bán tải sản nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cổ phần hóa.
 

Liên quan đến công tác cổ phần hóa, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 12/12, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) đã giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty giấy Việt Nam (Vinapaco).

Bà Hoa thông tin, theo Quyết định 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, Bộ Công Thương có 2 đơn vị phải hoàn thành cổ phần hóa là Vinapaco và Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và xây lắp thương mại BMC.

“Mặc dù Bộ đang rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục để tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, với trường hợp của Vinapaco hiện còn khá nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa”, bà Hoa cho hay.

Nhà máy Bột giấy Phương Nam đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư tham gia đấu giá. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Nguyên nhân được bà Hoa phân tích là do Nhà máy Bột giấy Phương Nam - trực thuộc Vinapaco đang gặp vướng mắc về vấn đề bán tải sản, từ đó đã ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa.

Hơn nữa, Vinapaco lại là đơn vị đặc thù, có nguồn nguyên liệu từ các nông, lâm trường. Căn cứ theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, khi Vinapaco cổ phần hóa sẽ phải hoàn tất phương án sử dụng đất.

Trong khi Vinapaco là đơn vị lớn, hoạt động trải khắp trên toàn quốc lại sở hữu nhiều cơ sở nhà, đất nên khi xin ý kiến trình tự theo Nghị định 167 đã gặp không ít khó khăn, trong đó điển hình là khó khăn sắp xếp nông, lâm trường…

“Tất cả quy trình, thủ tục khắt khe đang làm ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa của doanh nghiệp. Vinapaco phải xử lý vấn đề tài chính, phương án đất đai mới có thể cổ phần hóa. Bộ Công Thương đã có văn bản chỉ đạo Tổng công ty giấy thực hiện rà soát lại toàn bộ vùng nguyên liệu, đặc biệt là liên quan đến sắp xếp, sử dụng đất sau khi cổ phần hóa”, bà Hoa nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?
Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?

VOV.VN - Từ năm 2018 đến nay, công tác CPH DNNN gần như “giậm chân tại chỗ”, Hà Nội và TPHCM vẫn chưa có doanh nghiệp Nhà nước nào triển khai cổ phần hóa.

Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?

Cổ phần hoá doanh nghiệp đang “giậm chân tại chỗ” vì sao?

VOV.VN - Từ năm 2018 đến nay, công tác CPH DNNN gần như “giậm chân tại chỗ”, Hà Nội và TPHCM vẫn chưa có doanh nghiệp Nhà nước nào triển khai cổ phần hóa.

Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước
Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - 6 doanh nghiệp nhà nước gồm TKV, Vinachem, Vinafood 1, Vinacafe, MobiFone và VNPT được điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa giai đoạn 2019-2020.

Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước

Lùi lộ trình cổ phần hóa 6 doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - 6 doanh nghiệp nhà nước gồm TKV, Vinachem, Vinafood 1, Vinacafe, MobiFone và VNPT được điều chỉnh lộ trình cổ phần hóa giai đoạn 2019-2020.

Xử lý các vướng mắc về đất đai làm chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN
Xử lý các vướng mắc về đất đai làm chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN

VOV.VN - Từ năm 2016 đến nay, mặc dù công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có nhiều thay đổi tích cực về chất nhưng tiến độ vẫn rất chậm.

Xử lý các vướng mắc về đất đai làm chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN

Xử lý các vướng mắc về đất đai làm chậm tiến độ cổ phần hóa DNNN

VOV.VN - Từ năm 2016 đến nay, mặc dù công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có nhiều thay đổi tích cực về chất nhưng tiến độ vẫn rất chậm.