Công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển, giá xe ở Việt Nam sẽ giảm?

VOV.VN - Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco Trường Hải, trong công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm.

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) những năm qua dù đã có chủ trương và chính sách thúc đẩy, nhưng trên thực tế sự phát triển của ngành này vẫn chưa xứng với tiềm năng và lợi thế. Ngành CNHT còn nhiều tồn tại, hạn chế yếu kém do chưa được hiểu rõ, hiểu đúng về ngành công nghiệp nhiều tiềm năng, chính sách phát triển vẫn còn thiếu đồng bộ và tính khả thi thấp.

Thiếu CNHT, giá thành sản phẩm tăng cao

Bộ Công Thương cho biết, ngành CNHT tại Việt Nam chưa đủ nguồn lực để vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nên thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng. Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chính như ô tô, cơ khí, điện tử, dệt may… là thị trường cho CNHT đến nay cũng chưa đạt được những kết quả như mong muốn, vì thế đã tạo ra các hạn chế trong việc phát triển chuỗi sản xuất trong nước và quốc tế, khiến dung lượng thị trường không đủ để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT.

Đến nay Việt Nam gần như không có sản phẩm công nghiệp chủ lực để tạo tính lan toả, dẫn dắt nền CNHT.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco Trường Hải nhìn nhận, trong công nghiệp ô tô, CNHT sẽ giúp giảm giá thành, định vị sản phẩm cho dòng xe tải, bus và xe con. Nếu doanh nghiệp có thể tự sản xuất được linh kiện với quy mô lớn, hoặc trao đổi linh kiện phụ tùng với các nhà sản xuất khác sẽ là yếu tố thuận lợi góp phần giảm chi phí.

“Thaco làm các cụm chi tiết chính, các chi tiết phụ được giao cho các nhà cung cấp nhỏ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hợp tác với nước ngoài mua nguyên vật liệu, đối lưu chi tiết phụ tùng qua cụm linh kiện như xuất áo vải bọc, áo ghế da, ghế ngồi và nhập trở lại chi tiết phụ tùng cơ khí. Với việc hợp tác như vậy, Thaco vừa là nhà cung ứng, vừa là nhà xuất khẩu lên đến 20 triệu USD”, ông Dương cho biết.

Ý thức vai trò của doanh nghiệp dẫn dắt trong CNHT trong khi ô tô là ngành công nghiệp quan trọng trong phát triển nền công nghiệp, ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast cho biết, doanh nghiệp có chính sách ưu đãi và ưu tiên hợp tác với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực CNHT tại Việt Nam.

Cụ thể, với sản phẩm xe máy điện vừa được công ty sản xuất và đưa vào thị trường, ngoài động cơ phải nhập ngoại, còn lại 95% linh kiện khác đã được sản xuất tại Việt Nam. Hiện có nhiều công ty nước ngoài rất lớn tham gia cùng VinFast như các công ty pin, sản xuất động cơ điện hoặc các liên doanh sản xuất phụ tùng nhựa...

Cần doanh nghiệp lớn dẫn dắt CNHT

Nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế nhất hiện nay của CNHT là chính sách và khuôn khổ pháp luật được ban hành chậm, chưa đáp ứng thực tiễn và chưa đồng bộ như các chính sách về thuế, tín dụng, đất đai và môi trường… nên chưa tạo ra cơ chế mạnh mẽ thúc đẩy ngành CNHT phát triển. Bên cạnh đó, CNHT của Việt Nam hiện chưa có các tập đoàn lớn tầm cỡ khu vực và toàn cầu, gần như không có sản phẩm công nghiệp chủ lực để tạo tính lan toả, dẫn dắt nền CNHT.

Chính vì thế theo quan điểm của ông Trần Bá Dương, để phát triển CNHT, trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, doanh nghiệp không thể tự mình làm hết, tỷ lệ tự sản xuất chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại liên kết với công ty nghiên cứu nước ngoài, đảm bảo có sản phẩm luôn phù hợp với thị trường.

“CNHT ở Việt Nam chưa phát triển được thực chất là do quy mô thị trường và thiếu doanh nghiệp dẫn dắt. Kinh tế Việt Nam đang hội nhập trong phát triển và đang bước vào kỷ nguyên phát triển kinh tế nên thị trường sẽ phát triển. Với công nghiệp ô tô để kêu gọi sự hợp tác của các doanh nghiệp CNHT, rất cần có chính sách không tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm CNHT sản xuất trong nước”, ông Dương bày tỏ.

Còn theo ý kiến của ông Võ Quang Huệ, với mong muốn xây dựng CNHT, VinFast đã có khu tổ hợp dành riêng cho CNHT rộng hơn 280 ha với chủ trương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên thế giới, khu vực và trong nước cùng tham gia góp phần xây dựng chuỗi CNHT. “Hiện công ty đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư trong khu vực vào hợp tác trong lĩnh vực CNHT với tinh thân tạo điều kiện tốt nhất, sẵn sàng ký kết nhiều liên doanh và hợp tác với các công ty trên thế giới và trong nước lập thành liên doanh sản xuất CNHT”, ông Huệ cho biết.

Để phát triển CNHT tại Việt Nam, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần phải có liên doanh, khi đó doanh nghiệp trong nước hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài giúp nhau xâm nhập vào chuỗi liên kết giá trị toàn cầu.

“Vai trò của Chính phủ rất quan trọng, không chỉ là bà đỡ mà phải tạo thuận lợi, kiến tạo để tạo môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp CNHT trong nước với các doanh nghiệp FDI. Theo kinh nghiệm quốc tế, nên cho các nhà cung ứng cùng tham gia CNHT để tạo giá trị tăng thêm cho nền kinh tế nội địa. Muốn vậy, Chính phủ cần có chương trình khuyến khích và kết hợp nhiều thành tố khác nhau trong phát triển CNHT”, ông Sebastian Eckardt lưu ý.

Theo nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, trong lúc Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, thị trường toàn cầu mới là đích đến cần hướng tới. Do đó, các doanh nghiệp CNHT Việt Nam phải tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu, coi đây là nhiệm vụ và cũng là giải pháp để có thể mở rộng phát triển. Cần coi CNHT là ngành trọng yếu, là nền tảng cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển. Muốn vậy cần thay đổi tư duy chính sách từ việc ưu đãi cho doanh nghiệp sang hỗ trợ và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp CNHT trong nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp hỗ trợ yếu kém sẽ khó có ô tô giá rẻ
Công nghiệp hỗ trợ yếu kém sẽ khó có ô tô giá rẻ

VOV.VN - Công nghiệp hỗ trợ là một trong những yếu tố quyết định giá bán xe ô tô do doanh nghiệp trong nước sản xuất và lắp ráp.

Công nghiệp hỗ trợ yếu kém sẽ khó có ô tô giá rẻ

Công nghiệp hỗ trợ yếu kém sẽ khó có ô tô giá rẻ

VOV.VN - Công nghiệp hỗ trợ là một trong những yếu tố quyết định giá bán xe ô tô do doanh nghiệp trong nước sản xuất và lắp ráp.

Công nghiệp hỗ trợ đưa doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu
Công nghiệp hỗ trợ đưa doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu

VOV.VN - Các doanh nghiệp Việt cần phải nỗ lực để vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia vào nhiều công đoạn đem lại giá trị gia tăng cao hơn.

Công nghiệp hỗ trợ đưa doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ đưa doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu

VOV.VN - Các doanh nghiệp Việt cần phải nỗ lực để vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia vào nhiều công đoạn đem lại giá trị gia tăng cao hơn.

Việt Nam đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ tăng năng lực công nghiệp hỗ trợ
Việt Nam đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ tăng năng lực công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - Hàn Quốc có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành linh kiện - phụ tùng, ô tô, dệt may và da giày, điện tử.

Việt Nam đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ tăng năng lực công nghiệp hỗ trợ

Việt Nam đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ tăng năng lực công nghiệp hỗ trợ

VOV.VN - Hàn Quốc có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong các ngành linh kiện - phụ tùng, ô tô, dệt may và da giày, điện tử.