Công nghiệp phụ trợ cần cải tiến về chất lượng và năng suất

VOV.VN - Để so sánh với các doanh nghiệp toàn cầu, các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam cần phải chú trọng cải tiến về chất lượng, năng suất.

Sau những nỗ lực nhằm tìm kiếm và kết nối với các nhà cung ứng sản phẩm phụ trợ của Việt Nam, tính đến nay, tổng số nhà cung ứng của Samsung đã lên tới 308 doanh nghiệp. Trong đó, con số các doanh nghiệp (DN) Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 đã tăng lên mạnh mẽ từ 4 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 35 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2018. Dự kiến, con số này sẽ là 50 doanh nghiệp vào năm 2020.

Các doanh nghiệp này hiện đang tham gia chuỗi cung ứng cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam gồm Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), Tổ hợp SEHC (TP HCM), Samsung Display Vietnam (Bắc Ninh), Samsung SDI Việt Nam (Bắc Ninh) và Samsung Điện cơ Electro-Mechanics Việt Nam (Thái Nguyên).

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Điện tử Việt Nam Choi Joo Ho đánh giá, nhiều DN công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm cải tiến, thay đổi và tiếp thu nhanh chóng những hướng dẫn, tư vấn của các chuyên gia Samsung với mong muốn đạt được nhiều sự biến chuyển, thay đổi tích cực.

Công nhân DN sản xuất thiết bị phụ trợ cho các tập đoàn lớn tại Việt Nam.

Đánh giá rất cao tiềm năng phát triển cũng như năng lực của các DN Việt Nam trong ngành công nghiệp phụ trợ, tuy nhiên ông Choi Joo Ho cũng cho rằng, nếu so sánh với các DN toàn cầu, các DN Việt Nam cần phải chú trọng cải tiến về chất lượng, năng suất...

“Các DN cần quan tâm đến tiêu chuẩn 5S3D, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong sản xuất; sau đó là việc cải tiến các công đoạn sản xuất, tránh tình trạng phức tạp, kém hiệu quả. Quan trọng nhất chính là sự ý thức và tinh thần về cải tiến của giám đốc, các quản lý và toàn bộ nhân viên”, ông Choi Joo Ho nói.

Theo Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Điện tử Việt Nam, để hỗ trợ các DN, Samsung đã tổ chức chương trình tư vấn DN. Tính đến nay đã có 60 DN Việt Nam tham gia vào chương trình tư vấn này.

Bên cạnh đó, Samsung đã và đang không ngừng nỗ lực đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, thông qua các hoạt động như tổ chức các triển lãm và hội thảo về công nghiệp phụ trợ Việt Nam, nhằm tìm kiếm các DN Việt Nam có đủ năng lực tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung; Chương trình hợp tác đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng…

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng triển khai chương trình sâu rộng hơn nữa, với mong muốn các DN Việt Nam sẽ liên tục cải tiến để đạt được những tiêu chuẩn toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam”, ông Choi Joo Ho cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Chí phí sản xuất quá cao
Công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Chí phí sản xuất quá cao

VOV.VN - Khi tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu tăng lên, chi phí sản xuất giảm đi sẽ có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam.

Công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Chí phí sản xuất quá cao

Công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Chí phí sản xuất quá cao

VOV.VN - Khi tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu tăng lên, chi phí sản xuất giảm đi sẽ có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam.

Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI
Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI

VOV.VN -Đầu tư của Nhà nước cho công nghệ phụ trợ còn hạn chế, việc ưu đãi, thu hút đầu tư vào công nghệ phụ trợ hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn.

Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI

Công nghiệp phụ trợ: Không phát triển, cơ hội sẽ vào doanh nghiệp FDI

VOV.VN -Đầu tư của Nhà nước cho công nghệ phụ trợ còn hạn chế, việc ưu đãi, thu hút đầu tư vào công nghệ phụ trợ hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn.

Thiếu công nghiệp phụ trợ khiến dệt may Việt Nam khó bứt phá
Thiếu công nghiệp phụ trợ khiến dệt may Việt Nam khó bứt phá

VOV.VN - Phát triển công nghiệp phụ trợ, chủ động nguồn nguyên phụ liệu sẽ nâng cao giá trị, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may.

Thiếu công nghiệp phụ trợ khiến dệt may Việt Nam khó bứt phá

Thiếu công nghiệp phụ trợ khiến dệt may Việt Nam khó bứt phá

VOV.VN - Phát triển công nghiệp phụ trợ, chủ động nguồn nguyên phụ liệu sẽ nâng cao giá trị, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may.