Cộng nghiệp phụ trợ Việt Nam hướng tới tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
VOV.VN - Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, các sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản và thế giới.
Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh trong thời gian gần đây, nâng cao được năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là những khẳng định tại Triển lãm quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ lần thứ 14 với chủ đề “Sáng tạo giá trị mới” đang diễn ra tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
Triển lãm do Bộ Thương mại, Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức với sự tham dự của khoảng 800 doanh nghiệp vừa và nhỏ và tập trung vào 3 lĩnh vực là y tế, sức khỏe; sản xuất chế tạo và môi trường, thiên tai.
Các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản và thế giới. |
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh những doanh nghiệp Việt Nam tham gia lần này đều là các doanh nghiệp ưu tú trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo, có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển lãm trưng bày tại cuộc triển lãm được phủ rộng hầu hết các lĩnh vực sản xuất từ điện, điện tử tới các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng.
Ông Đinh Xuân Cường, Tổng giám đốc Công ty An Phát Holdings – doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam tham gia triển lãm, cho biết cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là rất lớn. Qua triển lãm lần này có thể thấy, doanh nghiệp Việt Nam như An Phát hoàn toàn có thể tự tin vươn tầm thế giới, hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản hay thế giới.
Triển lãm “Sáng tạo giá trị mới”, được tổ chức hàng năm với qui mô ban đầu chỉ dành cho các doanh nghiệp xuất sắc của Nhật Bản. Từ năm 2016, ban tổ chức bắt đầu mời thêm những doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu biểu của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam./. Vì sao kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm?
Những “lỗ hổng” trong thu hút đầu tư Nhật Bản