Đà Nẵng: Ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc thực phẩm

VOV.VN - Giai đoạn 1 (từ 2019-2020), Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng thí điểm ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đối với 2 nhóm thực phẩm là thịt lợn và thịt bò.

Khi vào siêu thị mua thực phẩm, người tiêu dùng ở Đà Nẵng chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR trên sản phẩm sẽ biết được sản phẩm này có xuất sứ ở trang trại nào. Trên điện thoại còn hiển thị ngày sản phẩm được giết mổ, vận chuyển đến siêu thị. Đây là ứng dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm do Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng thí điểm triển khai.

Cầm trên tay gói thịt lợn có dán mã QR, chị Trần Thị Kim Khánh, ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng khá bất ngờ khi được nhân viên siêu thị hướng dẫn quét mã QR để biết miếng thịt này có nguồn gốc như thế nào. Cụ thể là lợn này được nuôi ở trang trại nào, nuôi theo phương pháp nào, giết mổ và vận chuyển, kiểm dịch ra sao...

Chị Trần Thị Kim Khánh cho biết: “Tôi mong muốn biết xuất xứ ở đâu, họ nuôi như thế nào, thực sự đó là vấn đề khó, mình tìm hiểu kỹ rất khó. Nhiều vấn đề để mổ sẻ ra trong việc thực phẩm, nhưng ít nhất mình biết thịt này ở đâu, từ đâu ra, có an toàn hay không. Ít nhất là cũng yên tâm để dùng”.

Đề án truy xuất nguồn gốc thực phẩm là 1 trong những hợp phần Xây dựng thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, trong giai đoạn 1 (từ 2019-2020), Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng thí điểm ứng dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đối với 2 nhóm thực phẩm là thịt lợn và thịt bò. Trước mắt, sản phẩm truy xuất nguồn gốc hàng hóa được triển khai thí điểm tại 4 chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa thịt lợn, thịt bò nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Hiện đã có 3 nhà cung cấp sản phẩm thịt lợn và 1 nhà nhập khẩu thịt bò tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thực phẩm. 

Ông Nguyễn Lương Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Đức Lâm, đơn vị cung cấp thịt lợn cho biết, công ty có 1 trang trại chăn nuôi rộng 100ha ở xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Mỗi năm cung cấp khoảng 3.000 con lợn thịt, cung cấp cho các siêu thị vừa và nhỏ, đảm bảo 30% thị phần thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng.

“Sản phẩm của công ty trước tiên là quy trình từ chăn nuôi con heo giống cho đến heo thịt ở trang trại với chuồng nuôi khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiệt độ chuồng khi nào cũng phải ổn định từ 28 đến 30 độ C. Khi tham gia truy xuất nguồn gốc thì mình phải đầu tư thêm rất nhiều khâu, máy móc và giám sát từng khâu một, đảm bảo được tiêu chí thông tin minh bạch và chất lượng tốt nhất" - Ông Nguyễn Lương Thảo cho hay. 

Tham gia Đề án truy xuất nguồn gốc thực phẩm, doanh nghiệp phải trải qua các quy trình chuẩn và minh bạch thông tin. Cụ thể, từ trang trại người chăn nuôi, phải gắn thẻ QR lên tai vật nuôi để định danh chuồng, con vật nuôi. Hàng ngày, người chăn nuôi phải ghi nhận ký chuồng nuôi cho đến khi xuất bán. Thương lái đến mua, khi quét thẻ sẽ biết được nguồn gốc. Khi giết mổ, nhân viên thú y đến kiểm tra, xác nhận số lợn được giết mổ, xác nhận đủ điều kiện đưa ra thị trường. Sau đó nhân viên scan mã QR thẻ xe hàng để chuyển thông tin toàn bộ sản phẩm thịt lợn vào thẻ và vận chuyển về cở sở bán lẻ. Khi mua sản phẩm, người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR sẽ biết được toàn bộ thông tin sản phẩm.

Ông Nguyễn Tấn Hải, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị đang hướng tới xây dựng 9 chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Thành phố cũng đang triển khai truy xuất nguồn gốc thực phẩm khoảng 3500 nhà hàng, quán ăn dán mã QR để người tiêu dùng có thể nhận xét, đánh giá chất lượng thực phẩm.

“Mục tiêu chính nhất là cho toàn bộ người dân có những sản phẩm hàng hóa mà nguồn gốc thực phẩm đều được minh bạch. Minh bạch như vậy thì mọi yếu tố về an toàn thực phẩm được đảm bảo. Thứ 2 là làm sao đó các bên liên quan đặc biệt cơ sở sản xuất kinh doanh tìm thấy được lợi ích của chính doanh nghiệp của họ trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và thứ 3 là cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân"- Ông Nguyễn Tấn Hải cho biết./.”

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truy xuất nguồn gốc – “chìa khóa” tốt nhưng bị dùng kiểu đối phó
Truy xuất nguồn gốc – “chìa khóa” tốt nhưng bị dùng kiểu đối phó

VOV.VN - Việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ được xem như “chìa khóa” giúp nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Việt, thế nhưng với tư duy làm theo kiểu đối phó khiến hiệu quả mang lại chưa như mong muốn.

Truy xuất nguồn gốc – “chìa khóa” tốt nhưng bị dùng kiểu đối phó

Truy xuất nguồn gốc – “chìa khóa” tốt nhưng bị dùng kiểu đối phó

VOV.VN - Việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ được xem như “chìa khóa” giúp nâng cao chất lượng, giá trị nông sản Việt, thế nhưng với tư duy làm theo kiểu đối phó khiến hiệu quả mang lại chưa như mong muốn.

Cá nước lạnh Lào Cai được gắn tem truy xuất nguồn gốc
Cá nước lạnh Lào Cai được gắn tem truy xuất nguồn gốc

VOV.VN - Người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code là có thể truy xuất được nguồn gốc cá nước lạnh, quy trình chăm sóc...

Cá nước lạnh Lào Cai được gắn tem truy xuất nguồn gốc

Cá nước lạnh Lào Cai được gắn tem truy xuất nguồn gốc

VOV.VN - Người tiêu dùng chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã QR Code là có thể truy xuất được nguồn gốc cá nước lạnh, quy trình chăm sóc...

Lỗ hổng pháp lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Gỗ luồn rừng về xuôi?
Lỗ hổng pháp lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Gỗ luồn rừng về xuôi?

VOV.VN - Cần tìm lời giải cho bài toán rào cản pháp lý trong quản lý lâm sản, để không còn tình trạng thớt nghiến, gỗ nghiến vẫn bị luồn rừng đưa về xuôi.

Lỗ hổng pháp lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Gỗ luồn rừng về xuôi?

Lỗ hổng pháp lý truy xuất nguồn gốc lâm sản: Gỗ luồn rừng về xuôi?

VOV.VN - Cần tìm lời giải cho bài toán rào cản pháp lý trong quản lý lâm sản, để không còn tình trạng thớt nghiến, gỗ nghiến vẫn bị luồn rừng đưa về xuôi.