Đại biểu Quốc hội: Phải xây dựng sân bay Long Thành càng sớm càng tốt

VOV.VN - Nếu làm không tốt, dự án sân bay Long Thành có thể đè nặng lên “đôi cánh” phát triển của đất nước như một số dự án “trùm mền”, “đắp chiếu” đang tồn tại.

Thảo luận tại hội trường ngày 12/11, đa số đại biểu đều cho rằng cần nhanh chóng triển khai dự án Cảng Hàng không quốc tế sân bay Long Thành, để vừa đảm bảo phục vụ khách du lịch, vừa phục vụ đi lại của người dân và đảm bảo an toàn bay. Nhất là trong điều kiện một số cảng hàng không có dấu hiệu quá tải, rõ nhất là sự quá tải của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn còn băn khoăn một số vấn đề như diện tích thu hồi đất, số vốn mà Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) huy động ảnh hưởng đến nợ công, tiến độ thực hiện và giải ngân dự án…

Mong mỏi của người dân sống trong khu vực sân bay Long Thành

Chia sẻ thông tin dưới góc độ của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh theo dõi tiến độ thực hiện dự án và ý kiến tiếp xúc cử tri của khu vực làm dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đại biểu Bùi Xuân Thống (đoàn Đồng Nai) cho biết, công tác thu hồi đất là khả thi và không vướng mắc.

Đại biểu Bùi Xuân Thống (đoàn Đồng Nai) 

Đại biểu đoàn Đồng Nai kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành của Trung ương quan tâm, phối hợp, ủng hộ, hướng dẫn, giúp đỡ UBND tỉnh Đồng Nai sớm hoàn thành các thủ tục, hồ sơ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, xây dựng các khu tái định cư, giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

“Đây cũng là mong muốn của cử tri hơn 10 năm qua sống trong khu vực thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành”, đại biểu Bùi Xuân Thống nhấn mạnh.

Động lực cất cánh, đừng “trùm mền” đè nặng đôi vai

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cũng cho rằng, phải xây dựng sân bay Long Thành càng sớm càng tốt. Điều cần bàn là thực hiện chủ trương này như thế nào.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM)

Sân bay Long Thành là một dự án hạ tầng giao thông gồm 4 yếu tố: kinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ và có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn kinh tế cũng như an ninh, quốc phòng của đất nước ta, ít nhất là cho đến hết thế kỷ này.

“Dự án này phải tạo động lực cho Việt Nam cất cánh, vươn cao, thoát bẫy thu nhập trung bình. Nhưng nếu làm không tốt, nó sẽ đè nặng lên “đôi cánh” phát triển của đất nước như một số dự án “trùm mền”, “đắp chiếu” đang tồn tại”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ.

Theo đại biểu đoàn TPHCM, Việt Nam cần có một chủ trương, chính sách cụ thể, thông minh và chặt chẽ về huy động và quản lý các nguồn vốn đối với dự án này.

“Nếu cần tăng nợ công thì vẫn nên tăng, bởi vì nợ công mọi quốc gia không phải là mức trần mà là hiệu quả. Chúng ta làm thế nào cho hài hòa. Nếu thu hút không khéo, toàn bộ lợi nhuận về tay tư nhân và lỗ thì nhà nước gánh”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu ý kiến.

Thận trọng, huy động trí tuệ tổng thể

Trước đề xuất của Chính phủ về việc giao cho ACV và VATM làm chủ đầu tư dự án sân bay quốc tế Long Thành, các đại biểu đều cho rằng thẩm quyền này theo luật định là của Chính phủ. Tuy nhiên, tại nghị quyết này Quốc hội cũng nên xem xét đưa ra một số tiêu chí mang tính định hướng, vừa để đảm bảo đường lối được hoạch định một cách rõ ràng và vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (đoàn Đà Nẵng)

Theo đại biểu Nguyễn Bá Sơn (đoàn Đà Nẵng), cảng hàng không là một vị trí mang tầm chiến lược, là điểm tập trung cao độ các hoạt động mang tính chất quốc phòng, an ninh kinh tế, chính trị - xã hội, ngoại giao và giao thương quốc tế, bất cứ một sự bất ổn nào xảy ra trong khu vực này sẽ tác động không nhỏ đến vấn đề an ninh quốc phòng, xã hội, không chỉ là một vùng mà thậm chí tác động đến cả nước.

“Vì vậy, việc nắm giữ cảng hàng không, nhất là cảng hàng không lớn là cửa ngõ của cả nước, là nơi kết nối với thế giới bắt buộc Nhà nước phải nắm giữ”, đại biểu đoàn Đà Nẵng nhấn mạnh.

Theo các đại biểu, hàng không là lĩnh vực tác động sâu, rộng, không chỉ là giao thông mà cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều cảng hàng không khi mới được đưa vào khai thác còn chưa có nhiều khách nhưng vẫn cần phải đầu tư để xây dựng dần dần để trở thành một cửa ngõ, thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh, một vùng. Ngược lại, khi kinh tế vùng đã phát triển rồi thì cảng hàng không mới có khách.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, tạo hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể khẳng định, không có một sân bay nào hiệu quả tốt như sân bay Long Thành, nhất là giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.

“Ngay khi vừa hoàn thành giai đoạn 1 năm 2025 đã có thể điều tiết tăng lưu lượng hành khách từ 20 – 25 triệu lượt hành khách/năm. Trong khi những sân bay khác như Vân Đồn, Cần Thơ khoảng 10 năm mới được 1 triệu lượt hành khách/năm, với toàn bộ hạ tầng đầu tư được khai thác rất hạn chế”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chỉ rõ.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thế cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tham mưu với Chính phủ, cố gắng huy động các nguồn lực trong nước sau đó mới tiếp cận thêm các tổ chức nước ngoài để làm sao hiệu quả xã hội cho đất nước tốt nhất.

Người đứng đầu ngành GTVT cũng cam kết sẽ cố gắng tối đa, làm việc với ACV có cơ chế để có thể thuê các chuyên gia, các tổ chức quốc tế tăng cường công tác hỗ trợ cho ACV và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chất lượng của các công trình được tốt nhất.

“Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ để cố gắng nhanh nhất có được nhà đầu tư để có thể khởi công được trong năm 2021”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sân bay Long Thành cần hai trục đường bộ để không thành “ốc đảo“
Sân bay Long Thành cần hai trục đường bộ để không thành “ốc đảo“

VOV.VN - Một đại công trình như sân bay Long Thành qua nhiều lần trình Quốc hội, mới phát hiện ra cần hai trục kết nối đường bộ để không trở thành “ốc đảo”.

Sân bay Long Thành cần hai trục đường bộ để không thành “ốc đảo“

Sân bay Long Thành cần hai trục đường bộ để không thành “ốc đảo“

VOV.VN - Một đại công trình như sân bay Long Thành qua nhiều lần trình Quốc hội, mới phát hiện ra cần hai trục kết nối đường bộ để không trở thành “ốc đảo”.

ACV đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành liệu có khả thi?
ACV đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành liệu có khả thi?

VOV.VN - Khẳng định tính khả thi của việc giao ACV đầu tư sân bay Long Thành, bắt giữ hàng hóa giả mạo xuất xứ nguồn gốc là những tin kinh tế đáng chú ý.

ACV đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành liệu có khả thi?

ACV đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành liệu có khả thi?

VOV.VN - Khẳng định tính khả thi của việc giao ACV đầu tư sân bay Long Thành, bắt giữ hàng hóa giả mạo xuất xứ nguồn gốc là những tin kinh tế đáng chú ý.

Tập đoàn tư nhân và ACV cần ngồi lại với nhau để làm Long Thành
Tập đoàn tư nhân và ACV cần ngồi lại với nhau để làm Long Thành

VOV.VN - Chính phủ nên kêu gọi các tập đoàn tư nhân có năng lực ngồi lại với nhau, ACV là hạt nhân liên kết, hình thành tập đoàn đầu tư sân bay Long Thành.

Tập đoàn tư nhân và ACV cần ngồi lại với nhau để làm Long Thành

Tập đoàn tư nhân và ACV cần ngồi lại với nhau để làm Long Thành

VOV.VN - Chính phủ nên kêu gọi các tập đoàn tư nhân có năng lực ngồi lại với nhau, ACV là hạt nhân liên kết, hình thành tập đoàn đầu tư sân bay Long Thành.