Đại biểu Quốc hội tính giải pháp giảm tốc độ nợ công

VOV.VN - Ngoài việc tăng cường tính kỷ luật trong chi tiêu ngân sách, cần cơ cấu lại các nguồn nợ nhằm giảm áp lực vay đảo nợ hàng năm.

Năm 2014, Chính phủ dự kiến nợ công đến cuối năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 64% GDP. Đến nay, mặc dù tình hình Ngân sách Nhà nước (NSNN) có khó khăn, nhưng nợ công tập trung cho đầu tư phát triển dự kiến đến hết năm 2015 chỉ vào khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%. Chính phủ đánh giá, mặc dù tốc độ nợ công tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo quy định.

Đại biểu Nguyễn Văn Tiên, đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang cho rằng, báo cáo tài chính ngân sách của Chính phủ đưa ra bức tranh khá chân thực. Điều này khiến các đại biểu quốc hội lo lắng vì phần trả nợ tăng lên quá nhanh với con số 125.000 tỷ đồng, trong khi đầu khóa này chỉ có 20.000 tỷ đồng nhưng chỉ qua mấy năm đã tăng lên gấp 5 - 6 lần.

Do vậy, theo đại biểu Nguyễn Văn Tiên, cần xem lại nguồn vốn vay đã được sử dụng như thế nào. Theo nguyên tắc, vốn vay phải phát huy tác dụng nhưng thời gian qua phát huy tác dụng ít, dành cho trả nợ tương đối nhiều là những vấn đề cần phải phân tích. Mặc dù báo cáo tài chính cho biết dành nguồn ngân sách cho phát triển an sinh xã hội, tuy nhiên trong khi nguồn thu bị hụt, kinh tế chậm phát triển, chi cho an sinh xã hội có 10 phần thì đã có 7 phần dành chi cho tăng lương.

“Tăng lương chỉ là liệu pháp đảm bảo cho bộ máy hoạt động, không phải lợi ích của toàn dân. Đầu khóa chúng ta rủng rỉnh tiền nên tăng lương 3 - 4 lần, đến nay phải gánh hậu quả ngân sách không kham nổi. Mỗi lần điều chỉnh lương đã tác động rất lớn đến ngân sách, trong khi việc cải cách bộ máy hành chính lại không làm được”, đại biểu Nguyễn Văn Tiên nói.

Cần thiết phải tái cơ cấu các khoản nợ trong nước làm cho nghĩa vụ trả nợ của quốc gia hàng năm giảm xuống. (Ảnh minh họa: KT)
Trong khi đó, đánh giá về tình trạng gia tăng nợ công, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn ĐBQH TP HCM bổ sung: Nguyên nhân của nợ công vẫn chủ yếu tập trung ở công tác đầu tư công. Vấn đề của đầu tư công chính là tình trạng tham nhũng, quản lý đầu tư công rất kém. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, để xử lý nợ công phải quản lý chặt chẽ đầu tư công để các dự án này không bị “đội vốn, lãng phí và tham nhũng”.

Để tái cơ cấu nợ công, làm cho nghĩa vụ trả nợ của quốc gia hàng năm giảm xuống, phù hợp với khả năng cân đối NSNN, đại biểu Bùi Đức Thụ, đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho rằng, việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài nhằm cơ cấu lại nợ trong nước là cần thiết. Trong khi Luật quản lý nợ công sửa đổi chưa có hiệu lực, Quốc hội nên chấp thuận đề xuất của Chính phủ và quy định điều này trong Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2016.

Ngoài ra, theo đại biểu Bùi Đức Thụ, để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia cần xác định trần nợ công. Ví dụ, mức dư nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Bên cạnh đó, cần xem xét mức độ trả nợ so với NSNN. Nghĩa vụ trả nợ hằng năm theo thông lệ quốc tế không vượt quá 25% số thu ngân sách.

Cùng chung nhận định của đại biểu Thụ, đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn ĐBQH TP HCM cho rằng, điều khiến các đại biểu Quốc hội quan tâm và được Chính phủ giải thích rõ là: Để bù đắp cho khoản bội chi ngân sách và trái phiếu để đầu tư công trình cũng như các khoản cơ cấu lại nợ đến hạn 125.000 tỷ đồng, Chính phủ cần phát hành một nguồn trái phiếu 250.000 tỷ đồng nhưng từ đầu năm đến nay mới chỉ phát hành được 140.000 tỷ đồng.

Do đó, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép đa dạng hóa kì hạn nguồn trái phiếu chính phủ trong nước, thay vì bằng tập trung nguồn trái phiếu có thời hạn 5 năm, nay rút một phần ít hơn tỷ lệ trái phiếu có thời hạn 2 - 3 năm, đồng thời phát hành trái phiều quốc tế có kỳ hạn 3 tỷ USD.

Việc phát hành trái phiếu quốc tế có kỳ hạn 3 tỷ USD để cơ cấu lại nợ, nếu đặt trong bối cảnh hiện nay theo đại biểu Trần Hoàng Ngân là có tính hợp lý. Thứ nhất, do thị trường tiền tệ quốc tế hiện nay có lãi suất tương đối thấp, môi trường vĩ mô của Việt Nam ổn định, uy tín và định mức tín nhiệm của Việt Nam đang tăng cao, Việt Nam có thể phát hành những trái phiếu quốc tế có thời hạn dài và lãi suất thấp nên đây có thể được coi là một cơ hội.

Thứ hai, mặc dù quy định nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP, nhưng hiện nay đang ở mức 41,5% GDP, nên khi chính phủ cơ cấu lại khoản nợ này sẽ vừa đảm bảo họp pháp với các quy định của Việt Nam nhưng lại hợp lý trong môi trường quốc tế.

“Điều mà chúng ta lo lắng nhất vẫn là việc chi thường xuyên trong cơ cấu chi ngân sách. Trong giai đoạn 5 năm trước (2006 – 2010), chi thường xuyên chỉ chiếm đến 50% – 55% trong tổng chi, nhưng từ giai đoạn 2011 đến nay, chi bình quân hàng năm đã tăng lên khoảng 65% cho các khoản “chi rồi không quay về”, đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ rõ.

Đề làm được điều này, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân cần thực hiện công tác định biên có hiệu quả, gắn với mật độ dân số tương ứng với tình hình kinh doanh và các khoản thu GDP ở mỗi địa phương. Không nên cào bằng sẽ không hiệu quả bởi hoạt động sản xuất kinh doanh ở mỗi vùng, mỗi địa phương là khác nhau. Cần hài hòa công tác định biên, đồng thời phải thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công như dịch vụ y tế, giáo dục bậc đại học… sẽ làm giảm đi một phần lực lượng hưởng NSNN.

Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi có hiệu lực từ năm 2017, Nghị quyết Quốc hội hàng năm và thông qua Kiểm toán Nhà nước đang hướng đến việc nâng cao tính kỷ luật trong chi tiêu ngân sách. Hy vọng là với Ban chấp hành mới tới đây của các địa phương sẽ làm tốt hơn trong tình hình ngân sách hiện nay.

“Những biện pháp xử lý tình trạng mạnh chi cũng cần phải được làm mạnh mẽ, quyết liệt hơn, nghiêm ngặt hơn, xử lý một cách cụ thể đối với những trường hợp các cá nhân, các địa phương vi phạm kỷ luật ngân sách. Nghị quyết của Quốc hội lần này cũng phải có điểm nhấn về tình hình ngân sách để thấy được đây là vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian tới”, đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chi phí trả nợ có thể là gánh nặng càng tăng cho ngân sách Việt Nam
Chi phí trả nợ có thể là gánh nặng càng tăng cho ngân sách Việt Nam

VOV.VN -Nhận định này được Ngân hàng Thế giới đưa ra trong báo cáo đánh giá toàn diện hoạt động kinh tế của Việt Nam trong nửa năm vừa qua.

Chi phí trả nợ có thể là gánh nặng càng tăng cho ngân sách Việt Nam

Chi phí trả nợ có thể là gánh nặng càng tăng cho ngân sách Việt Nam

VOV.VN -Nhận định này được Ngân hàng Thế giới đưa ra trong báo cáo đánh giá toàn diện hoạt động kinh tế của Việt Nam trong nửa năm vừa qua.

Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công
Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công

VOV.VN -Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD.

Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công

Mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công

VOV.VN -Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 92,618 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 1.016 USD.

Kinh tế 2011 - 2015: Các khoản nợ công nằm trong giới hạn an toàn
Kinh tế 2011 - 2015: Các khoản nợ công nằm trong giới hạn an toàn

VOV.VN - Đến hết năm 2015, nợ công của Việt Nam ở trong khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%.

Kinh tế 2011 - 2015: Các khoản nợ công nằm trong giới hạn an toàn

Kinh tế 2011 - 2015: Các khoản nợ công nằm trong giới hạn an toàn

VOV.VN - Đến hết năm 2015, nợ công của Việt Nam ở trong khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%.

Phát hành trái phiếu quốc tế không phải vì không có tiền trả nợ
Phát hành trái phiếu quốc tế không phải vì không có tiền trả nợ

VOV.VN - Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế là để cơ cấu lại nợ nước ngoài trên quan điểm đảm bảo lợi ích quốc gia cao nhất.

Phát hành trái phiếu quốc tế không phải vì không có tiền trả nợ

Phát hành trái phiếu quốc tế không phải vì không có tiền trả nợ

VOV.VN - Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế là để cơ cấu lại nợ nước ngoài trên quan điểm đảm bảo lợi ích quốc gia cao nhất.