Đảm bảo cung ứng hàng hoá: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp

VOV.VN - Bộ Công Thương khẳng định, tới thời điểm này, nguồn cung hàng hóa, lương thực, thực phẩm vẫn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Mặc dù dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi khiến việc lưu thông, cung ứng hàng hóa gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, Bộ Công Thương khẳng định, tới thời điểm này, nguồn cung hàng hóa, lương thực, thực phẩm vẫn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã triển khai những chương trình thiết thực, hiệu quả, nhanh chóng hình thành được chuỗi cung ứng linh loạt, tiện lợi, giá cả bình ổn, cơ bản đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Tại tỉnh Bình Dương, nhờ thực hiện tốt công tác dự trữ hàng hóa, đến nay, nguồn cung vẫn được bảo đảm, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và các doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ trên địa bàn. Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra phương án đảm bảo cung ứng phân phối hàng hóa cho người dân, phối hợp với chính quyền địa phương tiếp nhận đăng ký và khuyến khích các hình thức bán hàng combo để phục vụ người dân nhanh chóng, thuận tiện. Các hệ thống phân phối tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chủ động điều chỉnh giá bán combo cho phù hợp với thực tế.

Theo ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), trong thời gian thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội, Saigon Co.op đã chủ động tăng cường kết nối với các nguồn cung từ các địa phương. Tuy nhiên, việc thu mua, phân phối trong giai đoạn giãn cách cũng gặp nhiều khó khăn do hầu hết các địa phương ở khu vực phía Nam đều giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, sự phối hợp giữa các bộ ngành và tổ chức xã hội hỗ trợ cho doanh nghiệp là rất cần thiết.

Theo ông Sơn, hiện nay với quyết tâm rất cao của Chính phủ đã góp phần cho việc lưu thông hàng hóa. Giai đoạn hiện nay cần sự phối hợp giữa các đơn vị như Saigon Co.op cũng như các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Quân đội, Công an để có đầy đủ hàng hóa để phục vụ người dân.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trong thời gian, thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Chính phủ để phòng chống dịch, thành phố đã quyết liệt thực hiện các giải pháp đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân, cân đối cung cầu, chỉ đạo các hệ thống phân phối dự trữ hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng. Mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa nhưng chính quyền và hệ thống phân phối đã triển khai các hình thức cung ứng hàng hóa như bán hàng online, đi chợ hộ, siêu thị mini 0 đồng... giúp người dân yên tâm phòng chống dịch.

Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội cho biết, thực tế, khi bắt đầu thực hiện giãn cách không có hiện tượng đổ xô đi mua hàng mà chỉ có trong 1-2 ngày đầu sức mua của người dân tăng bình quân khoảng 30%. Khi có hiện tượng như vậy, Sở Công Thương Hà Nội đã thông tin kịp thời đến toàn người dân trên địa bàn thành phố qua các phương tiện thông tin đại chúng, thành phố Hà Nội sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn cung hàng hóa cho người dân trong mọi tình huống, người dân yên tâm không phải tích trữ mua sắm hàng hóa. Mọi hoạt động mua sắm hàng hóa của người dân được diễn ra bình thường.

Thực tế, ngay khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều giải pháp được Bộ Công Thương triển khai nhằm duy trì hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã thành lập tổ công tác thường trực tại các khu vực thực hiện giãn cách xã hội nhằm bảo đảm lưu thông hàng hóa. Đồng thời, tăng cường phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, góp phần bảo vệ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Ông Trần Duy Đông cho biết, Bộ Công Thương thường xuyên trao đổi với Sở Công Thương các địa phương và các doanh nghiệp phân phối lớn trên cả nước để rà soát, cập nhật các phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu, theo sát diễn biến của dịch bệnh. Chúng tôi vẫn thường xuyên rà soát, cập nhật lại để làm sao sát với diễn biến mới nhất của tình hình dịch bệnh để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, trong đó chú trọng vào mặt hàng lương thực thực phẩm và các mặt hàng có nhu cầu cao trước diễn biến mới của dịch bệnh.

Dịch COVID-19 vẫn là thách thức lớn, tác động mạnh đến nền kinh tế, đặc biệt là chuỗi cung ứng, hàng hóa ở nhiều địa phương, vùng dịch. Với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau", các địa phương tiếp tục xây dựng phương án đảm bảo hàng hóa cho người dân, đồng thời, vận động các tổ chức, đơn vị cá nhân chia sẻ khó khăn trong điều kiện hiện nay. Bộ Công Thương tiếp tục triển khai các chương trình, biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước hiệu quả, bền vững. Bộ Công Thương cũng đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển mạnh thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới phù hợp với đặc điểm tình hình mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thị trường hàng hóa miền Bắc và miền Trung ổn định trong những ngày giãn cách xã hội
Thị trường hàng hóa miền Bắc và miền Trung ổn định trong những ngày giãn cách xã hội

VOV.VN - Theo báo cáo của Tổ Công tác đặc biệt khu vực miền Bắc, miền Trung của Bộ Công Thương, tình hình thị trường, lưu thông hàng hóa ổn định, đáp ứng nhu cầu người dân, không có hiện tượng giá tăng đột biến.

Thị trường hàng hóa miền Bắc và miền Trung ổn định trong những ngày giãn cách xã hội

Thị trường hàng hóa miền Bắc và miền Trung ổn định trong những ngày giãn cách xã hội

VOV.VN - Theo báo cáo của Tổ Công tác đặc biệt khu vực miền Bắc, miền Trung của Bộ Công Thương, tình hình thị trường, lưu thông hàng hóa ổn định, đáp ứng nhu cầu người dân, không có hiện tượng giá tăng đột biến.

Đà Nẵng tiếp tục thực hiện “ai ở đâu thì ở đó” đảm bảo cung ứng hàng hóa
Đà Nẵng tiếp tục thực hiện “ai ở đâu thì ở đó” đảm bảo cung ứng hàng hóa

VOV.VN - Thành phố tạo điều kiện cho các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại tăng số người giao hàng, giúp nhân dân yên tâm ở nhà để phòng chống dịch.

Đà Nẵng tiếp tục thực hiện “ai ở đâu thì ở đó” đảm bảo cung ứng hàng hóa

Đà Nẵng tiếp tục thực hiện “ai ở đâu thì ở đó” đảm bảo cung ứng hàng hóa

VOV.VN - Thành phố tạo điều kiện cho các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại tăng số người giao hàng, giúp nhân dân yên tâm ở nhà để phòng chống dịch.

Doanh nghiệp các khu công nghiệp ở TP.HCM bị ách tắc vận chuyển hàng hóa
Doanh nghiệp các khu công nghiệp ở TP.HCM bị ách tắc vận chuyển hàng hóa

VOV.VN - Hiệp hội Các doanh nghiệp ở khu công nghiệp TP.HCM kiến nghị giải quyết tình trạng ách tắc lưu thông xe vận tải hàng hóa, xe đưa đón công nhân và cấp giấy phép đi đường của nhân viên xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp các khu công nghiệp ở TP.HCM bị ách tắc vận chuyển hàng hóa

Doanh nghiệp các khu công nghiệp ở TP.HCM bị ách tắc vận chuyển hàng hóa

VOV.VN - Hiệp hội Các doanh nghiệp ở khu công nghiệp TP.HCM kiến nghị giải quyết tình trạng ách tắc lưu thông xe vận tải hàng hóa, xe đưa đón công nhân và cấp giấy phép đi đường của nhân viên xuất nhập khẩu.