Đảm bảo hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

VOV.VN - Năm nay, dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gần nhau nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm được dự báo là tăng cao. 

Vì vậy, Sở công thương An Giang đã và đang phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, phân phối, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn chủ động xây dựng phương án kinh doanh, bố trí nguồn vốn, dự trữ hàng hóa… đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.

Hiện nay, các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi…trên địa bàn tỉnh An Giang đã bắt đầu nhộn nhịp khách mua sắm, nhất là vào các buổi tối. Hàng hóa phong phú, đa dạng. Đặc biệt, năm nay các mặt hàng sản xuất trong nước được khách hàng ưa thích chọn mua. Theo nhiều người dân, dịp mua sắm cuối năm là cơ hội để nâng cao trải nghiệm về tiêu dùng khi đến với các trung tâm thương mại, siêu thị…đồng thời được sở hữu những sản phẩm hàng hiệu giá rẻ.

Chị Phạm Thanh Hồng khách hàng ở thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang chia sẻ: “Qua thăm quan thì em thấy hầu hết các mặt hàng đều có giảm giá, đây là việc đáng mừng cho người tiêu dùng. Hàng hóa rất đa dạng, nhiều hàng hóa tốt có thương hiệu, nhiều mẫu mã và đẹp. Đặc biệt là các hoàng hóa từ khắp các vùng miền như: Bắc, Trung, Nam đều có; góp phần đem lại sự linh hoạt trong việc lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng”.

Đến thời điểm này, ngoài việc chuẩn bị nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, tại các trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng còn trang trí không gian mua sắm bắt mắt, tràn ngập sắc Xuân để thu hút khách đến tham quan, mua sắm Tết. Đặc biệt, để thu hút khách hàng nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh đã tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá…

Tại một số siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh có những mặt hàng giảm giá đến 50%; hay mua một tặng một.

Ông Tạ Minh Sơn, Giám đốc hệ thống siêu thị Tứ Sơn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang cho biết, dịp Tết này, hệ thống siêu thị của ông đã chuẩn bị đầy đủ các mặt để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn, với tổng giá trị hàng là hóa khoảng 10 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với Tết năm ngoái; nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như: gạo, đường, bánh kẹo…

“Trong thời gian qua, siêu thị Tứ Sơn luôn tham gia với Sở Công thương tỉnh An Giang về cái chương trình bình ổn thị trường. Hiện nay, siêu thị Tứ Sơn có hơn 100 nhà cung cấp hàng hóa, người ta luôn đồng hành và để cho Tứ Sơn với một cái giá rất là tốt. Như chúng ta đã thấy, thu nhập của người dân hiện nay cũng không được tốt, nên sức mua của người dân có phần khiêm tốn, nên chúng tôi phải tạo ra một cái giá sát với thị trường; siêu thị Tứ Sơn cũng sẵn sàng giảm lợi nhuận so với những năm trước, để đưa ra một cái phù hợp với tình hình thu nhập người dân hiện nay” - ông Sơn chia sẻ.

Theo quy luật thị trường, vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, sức mua thường tăng cao hơn so với bình thường từ 20 - 30%, nhất là đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng. Bởi vậy, kế hoạch dự trữ nguồn hàng được các đơn vị triển khai từ sớm. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa hàng hóa ra thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh; và đây cũng là hoạt động thực hiện hiệu quả cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Siêu thị Copmart Long Xuyên Là đơn vị bán lẻ chiếm thị phần lớn trên địa bàn tỉnh. Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân dịp Tết, siêu thị Copmart Long Xuyên đã sớm xây dựng kế hoạch triển khai chương trình kinh doanh phục vụ Tết dương lịch và Tết nguyên đán Quý Mão 2023 một cách đồng bộ.

Nắm bắt xu thế, thị hiếu của người tiêu dùng, Tết năm nay, siêu thị đã nhập, chọn các loại hàng hóa, sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là hàng Việt, đặc sản vùng miền chiếm đa số và được bày bán tại các kệ hàng của siêu thị.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Tổ trưởng Marketing Copmart Long Xuyên cho biết thêm: “Để chuẩn bị có nguồn hàng đầy đủ, phục vụ các dịp lễ và Tết, Copmart chuẩn bị các nguồn hàng tăng 20% so với cùng kỳ. Bắt đầu từ ngày 24/11, Copmart chuẩn bị hàng loạt các chương trình khuyến mãi như: Giảm giá sâu đến 50%, một số chương trình quà tặng cho khách hàng, rồi tặng điểm thưởng, tặng phiếu mua hàng và hàng loạt chương trình diễn ra từ noel cho đến sau Tết Nguyên đán”.

Theo Sở công thương tỉnh An Giang, để chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá bất hợp lý, Sở công thương tỉnh đã triển khai kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng tham gia bình ổn thị trường từ rất sớm và sẽ diễn ra đến hết Tết Nguyên đán 2023. Các mặt hàng bình ổn tập trung chủ yếu là: các loại thực phẩm tươi sống, gạo, trứng, xăng dầu và ga…

Chương trình này cũng đã nhận được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, trong đó có 24 doanh nghiệp chủ lực của tỉnh, tăng 1 doanh nghiệp so với năm trước. Lượng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu cho mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023 ước hơn 1.000 tỷ đồng, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. Hiện toàn tỉnh có 420 đại lý, cửa hàng, điểm bán hàng bình ổn thị trường; trong đó có hơn 100 cửa hàng bán lương thực, thực phẩm và hơn 300 cửa hàng bán xăng, dầu, khi dầu mỏ hóa lỏng. Thời gian thực hiện bình ổn thị trường từ ngày 20/11/2022 đến hết ngày 28/1/2023.

Ông Nguyễn Thành Huân, Phó Giám đốc Sở Công thương An Giang cho biết thêm: “Điểm mới trong việc bình ổn thị trường năm nay, Sở công thương tiếp xúc với các doanh nghiệp từ rất sớm, để các doanh nghiệp có tính chủ động chuẩn bị mặt hàng.

Đặc biệt, điểm thứ 2 là, Sở công thương An Giang đã hình thành một đoàn công tác, để đi tiếp cận các doanh nghiệp, nhà phân phối chủ lực về mặt hàng thực phẩm tươi sống… Và các tổ chức, doanh nghiệp, nhà phân phố này đã có một ký kết với Sở Công thương An Giang là phải đảm bảo bình ổn và đảm bảo nguồn cung ứng  ngành mặt hàng từ đây đến cuối năm và đặc biệt là Tết Nguyên đán phải tăng 300% so với cùng kỳ”.

Ngoài Việc đảm bảo nguồn hàng bình ổn thị trường, Sở công thương và các sở, ngành chức năng và các địa phương trên địa tỉnh An Giang còn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sát sao diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại các siêu thị, trung tâm mua sắm, cơ sở kinh doanh và các chợ truyền thống… để chủ động các phương án, hoặc đề xuất với UBND tỉnh có giải pháp thời nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết
Đà Nẵng tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết

VOV.VN - Các lực lượng chức năng tại thành phố Đà Nẵng đang tăng cường phối hợp kiểm soát thị trường, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, háng kém chất lượng, phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Quý Mão năm 2023.

Đà Nẵng tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết

Đà Nẵng tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết

VOV.VN - Các lực lượng chức năng tại thành phố Đà Nẵng đang tăng cường phối hợp kiểm soát thị trường, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, háng kém chất lượng, phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Quý Mão năm 2023.

Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết
Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết

VOV.VN - Hôm nay (13/12), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổng Cục Quản lý thị trường tổ chức Hội nghị Triển khai công tác quản lý thị trường đợt cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại các tỉnh Tây Nguyên và giáp Tây Nguyên.

Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết

Các tỉnh Tây Nguyên đẩy mạnh đợt cao điểm kiểm soát thị trường dịp Tết

VOV.VN - Hôm nay (13/12), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổng Cục Quản lý thị trường tổ chức Hội nghị Triển khai công tác quản lý thị trường đợt cao điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại các tỉnh Tây Nguyên và giáp Tây Nguyên.

Hơn 1.500 tỷ đồng bình ổn thị trường Đắk Lắk dịp Tết
Hơn 1.500 tỷ đồng bình ổn thị trường Đắk Lắk dịp Tết

VOV.VN - Nhằm đảm bảo bình ổn giá cả thị trường nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, UBND tỉnh Đắk Lắk đã dành hơn 1.500 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa thiết yếu.

Hơn 1.500 tỷ đồng bình ổn thị trường Đắk Lắk dịp Tết

Hơn 1.500 tỷ đồng bình ổn thị trường Đắk Lắk dịp Tết

VOV.VN - Nhằm đảm bảo bình ổn giá cả thị trường nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, UBND tỉnh Đắk Lắk đã dành hơn 1.500 tỷ đồng để dự trữ hàng hóa thiết yếu.