Đảm bảo ưu tiên cấp điện bằng mọi cách

VOV.VN - Bằng mọi cách phải đảm bảo cung cấp điện cao điểm mùa khô, đặc biệt thời gian cao điểm nắng nóng ở khu vực miền Bắc các tháng 6-7-8 tới đây được dự báo sẽ còn nhiều đợt nắng nóng gay gắt. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An tại buổi trao đổi về tình hình cung ứng điện và 1 số vấn đề liên quan.

Trả lời báo chí về khả năng khó khăn trong cung cấp điện các tháng tới đây do dự báo nước về các hồ thủy điện thấp, việc cung ứng than, khí… khó đáp ứng ngay khi nhu cầu tăng nhanh, cần gấp; việc huy động điện chạy dầu có giá thành cao đã xảy ra khiến bức tranh tài chính của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục khó khăn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An khẳng định: tất cả các đơn vị có liên quan sẽ phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp điện. Theo đó, “bằng mọi cách phải đảm bảo điện cho sản xuất, đời sống, tiêu dùng của nhân dân”.

Đã có ít nhất 6 giải pháp được đưa ra, thống nhất thực hiện, đó là: Phải đảm bảo vận hành tin cậy các nhà máy điện; Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản, Tổng Công ty Đông Bắc phải đảm bảo than; Tập đoàn dầu khí phải đảm bảo cung cấp khí; Các nhà máy điện khác cũng phải chủ động đảm bảo các nguồn nguyên, nhiên liệu (than, dầu, khí) cho việc huy động điện; EVN phải chủ động trong việc cân đối nguồn nước thủy điện; Tiếp tục đàm phán với các nhà máy điện năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp theo đúng quy định để nối lưới; Đồng thời, thực hiện triệt dể các giải pháp tiết kiệm điện.

Liên quan đến việc nhiều ĐBQH cho rằng, hiện có tới hơn 4.000 MW điện NLTT tại sao không huy động lại phải nhập khẩu điện, đại diện Bộ Công Thương thông tin: EVN phải thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước về việc đàm phán mua bán điện với các chủ đầu tư NLTT. Hiện nay, trong số 85 dự án NLTT chuyển tiếp chưa có giá, đã có hơn 50 (52) dự án gửi hồ sơ đàm phán, nhưng hiện tại mới có 5 dự án - với hơn 300 MW công suất là đủ hồ sơ, đảm bảo nối lưới. Các dự án còn lại vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, đủ điều kiện là sẽ hòa lưới ngay.

Về việc nhập khẩu điện, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết: "Việc trao đổi điện còn vấn đề: một là vấn đề kinh tế - phải có lợi thì mới làm, phải khẳng định là như thế. Thứ hai là duy trì hợp tác bởi vì nó nằm trong liên kết lưới điện của tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Tới đây chúng ta còn bàn về liên kết lưới điện chung cả ASEAN. Trong Quy hoạch điện 8 cũng có cả xuất khẩu điện - năng lượng tái tạo sang các quốc gia láng giềng, đặc biệt là mua bán điện với các nước bạn...  đó là những việc hợp tác của liên ngành, và đương nhiên là phải luôn luôn đảm bảo hiệu quả kinh tế. Về năng lượng tái tạo trong nước, nếu đủ pháp lý thì là chúng ta sẽ phải huy động hết…"

Theo thống kê từ Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), sản lượng điện tren hệ thống được huy động từ nhiều nguồn, có thời điểm sản lượng điện tiêu thụ cả nước lên tới hơn 900 triệu kWh/ngày, trong đó nguồn nhiệt điện than đang được huy động nhiều nhất (hơn 500 triệu kWh/ngày); thủy điện khoảng 95-100 triệu kWh/ngày; NLTT (bao gồm củ yếu là điện gió, mặt trời) khoảng hơn 100 triệu kWh (cao điểm được hơn 106 triệu kWh, chiếm hơn 10,6% sản lượng toàn hệ thống); điện từ các tổ máy tuabin khí khoảng 90-95 triệu Kwh/ngày; điện chạy dầu khoảng 30-40 triệu kWh/ngày và nhập khẩu các loại khoảng 10 triệu kWh/ngày.

Trước các câu hỏi báo chí đặt ra về việc hệ thống điện đang huy động nhiều nguồn điện có giá thành cao (nhiệt điện than, khí, NLTT, dầu DO, FO...) liệu có khả năng phải cắt điện không, Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định "phải đảm bảo ưu tiên cấp điện bằng mọi cách". Điều quan trọng là phải đảm bảo vận hành ổn định, liên tục hệ thống để cấp điện, cố gắng không để xảy ra sự cố đối với các nhà máy điện cũng như hệ thống truyền tải gây gián đoạn cung cấp điện.

Về thông tin cho rằng EVN tiếp tục đề nghị tăng giá điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết chưa nhận được thông tin này. 

Riêng đối với việc xử lý vướng mắc năng lượng tái tạo. Bộ Công Thương nhấn mạnh 3 quan điểm lớn về theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Một là, việc giải quyết phải đúng các quy định của pháp luật. Hai là, trên tinh thần “lợi ích hài hòa rủi ro chia sẻ”. Ba là, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý, nếu cao quá thì lợi ích của xã hội bị ảnh hưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

36 nhà máy điện chuyển tiếp đề xuất giá tạm thời bằng 50% khung giá
36 nhà máy điện chuyển tiếp đề xuất giá tạm thời bằng 50% khung giá

VOV.VN - Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm thời cho 19 nhà đầu tư đề xuất về việc áp dụng mức giá tạm trong thời gian đàm phán; 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục để trình Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5/2023.

36 nhà máy điện chuyển tiếp đề xuất giá tạm thời bằng 50% khung giá

36 nhà máy điện chuyển tiếp đề xuất giá tạm thời bằng 50% khung giá

VOV.VN - Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm thời cho 19 nhà đầu tư đề xuất về việc áp dụng mức giá tạm trong thời gian đàm phán; 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục để trình Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5/2023.

Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia
Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia

VOV.VN - Trong bối cảnh áp lực cung cấp điện được dự báo hết sức căng thẳng do hạn hán, thủy điện thiếu nước, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện đang phải phụ thuộc nhập khẩu… Quy hoạch Điện VIII vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua được đón nhận với kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn.

Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia

Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia

VOV.VN - Trong bối cảnh áp lực cung cấp điện được dự báo hết sức căng thẳng do hạn hán, thủy điện thiếu nước, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện đang phải phụ thuộc nhập khẩu… Quy hoạch Điện VIII vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua được đón nhận với kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn.

Bộ Công Thương: Giá điện tăng 3% là đã tính toán nhiều yếu tố
Bộ Công Thương: Giá điện tăng 3% là đã tính toán nhiều yếu tố

VOV.VN - Việc tính toán để điều chỉnh giá bán lẻ điện căn cứ vào Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó hạn chế tác động thấp nhất đến kinh tế vĩ mô, và dù chưa có lộ trình tăng giá tiếp theo Bộ Công Thương cho biết sẽ tuân thủ nghiêm túc Quyết định 24.

Bộ Công Thương: Giá điện tăng 3% là đã tính toán nhiều yếu tố

Bộ Công Thương: Giá điện tăng 3% là đã tính toán nhiều yếu tố

VOV.VN - Việc tính toán để điều chỉnh giá bán lẻ điện căn cứ vào Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó hạn chế tác động thấp nhất đến kinh tế vĩ mô, và dù chưa có lộ trình tăng giá tiếp theo Bộ Công Thương cho biết sẽ tuân thủ nghiêm túc Quyết định 24.