Đánh giá cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế

(VOV) - Từ báo cáo cho thấy thực tế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn còn yếu.

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) công bố "Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2012”.

Báo cáo cho thấy, trong khối sản xuất bao gồm: sản xuất ô tô, kính xây dựng, bột giặt, giấy và dầu thực vật đều là các ngành công nghiệp có qui mô thị trường tương đối lớn. Trong những lĩnh vực này, thường diễn ra cạnh tranh giữa sản phẩm sản xuất trong nước với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài. Hệ thống phân phối cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giá và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Đối với các lĩnh vực thuộc khối dịch vụ, trừ lĩnh vực phân phối dược phẩm, 4 lĩnh vực còn lại là vận tải biển, bảo hiểm nhân thọ, quảng cáo và truyền hình trả tiền, số lượng các chủ thể này tham gia thị trường khá đông và những doanh nghiệp chiếm vị trí dẫn đầu thị trường thường là các doanh nghiệp nước ngoài.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban tư vấn chính sách thương mại quốc tế cho rằng, từ báo cáo này có thể thấy thực tế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ vẫn còn yếu.

Lấy 1 ví dụ về vận tải biển, Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho rằng, mặc dù chúng ta đã có chiến lược phát triển kinh tế biển, trong đó lấy vận tải biển là ngành chủ đạo nhưng thực tế hiện nay, 80-90% là do doanh nghiệp nước ngoài làm dịch vụ vận chuyển. Trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ và chủ yếu làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài: “Đây là câu hỏi đặt ra cho doanh nghiệp và cơ quan hoạch định chính sách. Chúng tôi cũng mong báo cáo cần phân tích rõ vì sao lại có chuyện như vậy và ảnh hưởng như thế nào đến cạnh tranh. Cần phân tích rõ vai trò của nhà nước với tư cách là nhà đầu tư thông qua doanh nghiệp nhà nước để đầu tư trên thị trường cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác và vai trò của nhà nước với tư cách là trọng tài, người quản lý nhà nước, cần phân tích rõ để thấy ảnh hưởng đến cạnh tranh như thế nào”.

Báo cáo đưa ra khuyến nghị cần phải nâng cao vai trò của Hiệp hội trong việc nâng cao nhận thực của doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó, tăng cường sự giám sát thị trường của cơ quan cạnh tranh và các cơ quan hữu quan để kiểm soát hoạt động cạnh tranh, kịp thời phát hiện các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sức cạnh tranh nhỏ và yếu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sức cạnh tranh nhỏ và yếu

Trên 468.000 DNVVN đang hoạt động, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nhưng còn yếu về năng lực cạnh tranh, khả năng liên kết, kỹ năng lao động kém…  

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sức cạnh tranh nhỏ và yếu

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sức cạnh tranh nhỏ và yếu

Trên 468.000 DNVVN đang hoạt động, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nhưng còn yếu về năng lực cạnh tranh, khả năng liên kết, kỹ năng lao động kém…  

Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh
Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh

(VOV) - Thương hiệu nhiều nông sản Việt Nam rất mờ nhạt trên thị trường trong và ngoài nước, khiến năng lực cạnh tranh yếu.

Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh

Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh

(VOV) - Thương hiệu nhiều nông sản Việt Nam rất mờ nhạt trên thị trường trong và ngoài nước, khiến năng lực cạnh tranh yếu.

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh
Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

(VOV) - Bộ trưởng Công thương: Petrolimex chiếm tới 48 - 50%, PV Oil chiếm 15 – 16% thị phần là lớn, nhưng đây là do lịch sử để lại.

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

Thị trường xăng dầu chưa cạnh tranh

(VOV) - Bộ trưởng Công thương: Petrolimex chiếm tới 48 - 50%, PV Oil chiếm 15 – 16% thị phần là lớn, nhưng đây là do lịch sử để lại.