Đánh giá lại quy mô GDP: Tăng trưởng có những dịch chuyển bất ngờ

VOV.VN - Sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan, quy mô GDP thay đổi dẫn tới các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác cũng thay đổi.

Cho biết về kết quả đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010 – 2017 tại buổi họp báo ngày 13/12, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong quá trình biên soạn chỉ tiêu GDP ở bất cứ quốc gia nào luôn có những vấn đề phát sinh cần phải rà soát, đánh giá lại cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.

“Đây không phải là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam. Năm 2013, Tổng cục Thống kê đã thực hiện đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008-2012, trong đó tập trung đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản (hoạt động nhà ở tự ở, tự có); thay đổi phân ngành kinh tế từ Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007”, ông Lâm cho biết.

Theo ông Lâm, trong quá trình đánh giá lại quy mô GDP, Tổng cục Thống kê đã làm việc với Đoàn chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tham vấn ý kiến của chuyên gia thống kê Liên Hợp Quốc để tiếp tục rà soát nguồn thông tin và xem xét đánh giá lại quy mô GDP.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, sau khi đánh giá lại, quy mô GDP tăng bình quân 25,4%/năm trong giai đoạn 2010-2017, tương ứng tăng 935 nghìn tỷ đồng/năm, trong đó năm 2011 có tỷ lệ tăng cao nhất với 27,3% và năm 2015 có tỷ lệ tăng thấp nhất là 23,8%. Năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt 6.294 nghìn tỷ đồng (số đã công bố trước đây là 5.006 nghìn tỷ đồng).

Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành của cả 3 khu vực đều tăng sau khi đánh giá lại, trong đó quy mô khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tăng khá lớn. Cụ thể, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 25.000 tỷ đồng đến 46.000 tỷ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 5,4%-6,2% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực này đạt 814.000 tỷ đồng (số đã công bố là 768.000 nghìn tỷ đồng).

Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 211.000 tỷ đồng đến 555.000 tỷ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 27,6%-36,6% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.227 nghìn tỷ đồng (số đã công bố là 1.672 nghìn tỷ đồng).

Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ sau khi đánh giá lại giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 316.000 tỷ đồng đến 615.000 tỷ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 29,8%-39,6% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực dịch vụ đạt 2.680 nghìn tỷ đồng (số đã công bố là 2.065 nghìn tỷ đồng).

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2010-2017, so với số đã công bố, cơ cấu giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 17,4% xuống còn 14,7% (giảm 2,7 điểm phần trăm); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 33,0% lên 34,8% (tăng 1,8 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ tăng từ 39,2% lên 41,2% (tăng 2 điểm phần trăm); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng về quy mô so với số đã công bố nhưng cơ cấu trong GDP giảm từ 10,4% xuống 9,3% bình quân cả giai đoạn.

Đặc biệt, tốc độ tăng GDP hàng năm không có biến động lớn so với số đã công bố, phù hợp với xu hướng tăng trưởng công bố hàng năm, mỗi năm tăng từ 0,13-0,48 điểm phần trăm, trong đó năm 2016 tăng cao nhất với 0,48 điểm phần trăm. Tốc độ tăng GDP các năm giai đoạn 2011-2017 lần lượt là: 6,41%; 5,50%; 5,55%; 6,42%; 6,99%; 6,69%; 6,94%.

Bội chi ngân sách, dư nợ công so với GDP cùng giảm

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, sự thay đổi của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan, quy mô GDP thay đổi dẫn tới các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác cũng thay đổi. Cụ thể, tích lũy tài sản bình quân mỗi năm tăng 28,98%. Tiêu dùng cuối cùng thay đổi đáng kể ở tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, bình quân tăng 26,37%/năm. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân mỗi năm tăng 26,6%. GDP bình quân đầu người bình quân tăng thêm 10,3 triệu đồng/người/năm, tương ứng 25,6%/năm. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP bình quân mỗi năm khoảng 33,3%/năm (tăng thêm 0,7 điểm phần trăm).

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) không có sự thay đổi lớn, giai đoạn 2011-2017 là 5,98 (giảm 0,27); giai đoạn 2016-2017 là 6,05 (giảm 0,22). Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP giảm bình quân mỗi năm khoảng 5,0%. Tỷ lệ thuế trừ trợ cấp sản phẩm so với GDP giảm bình quân mỗi năm khoảng 1,1%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với GDP bình quân 23,2%/năm (số đã công bố là 29,1%/năm).

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP giảm bình quân 1,2%/năm. Tỷ lệ dư nợ công so với GDP bình quân giai đoạn 2010-2017 giảm khoảng 11,6%/năm. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân giai đoạn 2015-2017 đóng góp 46,4% trong GDP, giảm 0,13 điểm phần trăm so với ước tính trước đây.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên nhân dẫn đến thay đổi quy mô GDP là do kinh tế Việt Nam từ năm 2010 đến nay có nhiều chuyển biến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Chủ trương và chính sách của Nhà nước về phát triển khu vực sản xuất tư nhân, khuyến khích chuyển đổi từ hộ sản xuất kinh doanh sang doanh nghiệp đã dẫn đến sự phát triển nhanh của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.

“Sự phát triển nhanh của khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua chưa được phản ánh kịp thời và đầy đủ trong dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quy mô GDP chưa được tính toán đầy đủ”, ông Lâm nói.

Mặt khác, trong quá trình biên soạn GDP, ngoài những nguyên nhân chủ quan trong hoạt động thống kê dẫn đến phạm vi tính toán chưa đầy đủ còn có những nguyên nhân như: sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa chặt chẽ và thống nhất; ý thức hợp tác của các đối tượng cung cấp thông tin còn kém; sự thay đổi và biến động nhanh về hoạt động của các tổ chức kinh tế của khu vực trong nước…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy mô GDP ngành nông nghiệp tăng gấp 1,25 lần sau 10 năm
Quy mô GDP ngành nông nghiệp tăng gấp 1,25 lần sau 10 năm

VOV.VN - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 10, nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Quy mô GDP ngành nông nghiệp tăng gấp 1,25 lần sau 10 năm

Quy mô GDP ngành nông nghiệp tăng gấp 1,25 lần sau 10 năm

VOV.VN - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 10, nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

​Đánh giá lại quy mô GDP để tính đúng, tính đủ theo chuẩn quốc tế?
​Đánh giá lại quy mô GDP để tính đúng, tính đủ theo chuẩn quốc tế?

VOV.VN - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định: Đánh giá lại quy mô GDP là cần thiết, nhưng không phải là cách tính mới, nhằm tính đúng, tính đủ...

​Đánh giá lại quy mô GDP để tính đúng, tính đủ theo chuẩn quốc tế?

​Đánh giá lại quy mô GDP để tính đúng, tính đủ theo chuẩn quốc tế?

VOV.VN - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định: Đánh giá lại quy mô GDP là cần thiết, nhưng không phải là cách tính mới, nhằm tính đúng, tính đủ...

76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP
76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho biết, 76.000 doanh nghiệp đã được bổ sung trong lần đánh giá lại quy mô GDP lần này.

76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP

76.000 doanh nghiệp được bổ sung vào quy mô GDP

VOV.VN - Tổng cục Thống kê cho biết, 76.000 doanh nghiệp đã được bổ sung trong lần đánh giá lại quy mô GDP lần này.