Đâu là điểm nghẽn lớn nhất của ngành tôm Việt Nam?

VOV.VN - Theo ông Trần Đình Luân - Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Thuỷ sản, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm Việt Nam là sản xuất nhỏ lẻ, liên kết kém...

Chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề Nông nghiệp trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 khai mạc tại Hà Nội hôm nay (2)5, ông Trần Đình Luân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, quyết định 79 của Thủ tướng về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam, nêu kỳ vọng đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 10 tỷ USD, trong đó 8,4 tỷ USD là tôm thẻ và tôm sú.

Ngành tôm đạt sản lượng 760.000 tấn năm 2018. (Ảnh minh hoạ)

"Nhìn lại năm 2018 ngành tôm đạt sản lượng 760.000 tấn, trong đó có gần 300.000 tấn tôm sú, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD - đây là sản lượng mà không nước nào đạt được", ông Luân nhấn mạnh.

Theo ông Trần Đình Luân, ngành tôm Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng đang gặp thách thức lớn về biến đổi khí hậu, muốn tăng diện tích nuôi tôm đòi hỏi đầu tư về khoa học kỹ thuật, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, sản xuất nhỏ lẻ còn chiếm 70-80% diện tích ngành sản xuất tôm, thực trạng này dẫn đến khó khăn trong hội nhập và đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

Ông Trần Đình Luân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản khẳng định cần tăng cường chuỗi liên kết trong nuôi tôm.
"Với bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ, liên kết kém, khó khăn về nguồn tôm bố mẹ và cơ sở hạ tầng nên giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh hạn chế", ông Luân nêu rõ.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho hay, qua theo dõi 74 chuỗi liên kết ở ba tỉnh Ca Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng cho thấy lợi nhuận tăng, chi phí đầu tư giảm 10-30%, giá bán ra ổn định.

"Liên kết ngành là tất yếu, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp. Mong rằng thời gian tới, ngành tôm thử nghiệm chuỗi hoàn chỉnh từ vật tư đầu vào, người nghiên cứu, đến doanh nghiệp, ngân hàng... Chúng tôi cũng muốn có cơ chế bảo hiểm gắn vào chuỗi liên kết để tăng thương hiệu và khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam", ông Luân nói.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Minh Quang - Chủ tịch Công ty Minh Phú, Phó chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam nhận định, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm là sản xuất nhỏ lẻ và khi sản xuất nhỏ lẻ thì không truy suất được nguồn gốc, dẫn tới không có chứng nhận quốc tế.

"Chúng ta rất khó bán hàng với tình trạng trên. Giấy thông hành bán tôm ra thị trường quốc tế và các nước lớn là phải có chứng nhận quốc tế, mỗi thị trường có những chứng nhận quốc tế khác nhau. Người dân sản xuất nhỏ lẻ thì không thể nào có được những giấy chứng nhận đó", ông Quang lưu ý.

Ông Lê Minh Quang

Chủ tịch công ty Minh Phú cho hay, để giải quyết bài toán liên kết chuỗi nuôi tôm, doanh nghiệp này đã nhiều năm đi tìm lời giải, "đầu tiên là mua đất, thuê đất để nuôi tôm nhưng không được, sau đó thành lập công ty cổ phần để người nông dân góp đất nuôi tôm cũng không được".

Sau nhiều năm trăn trở, Minh Phú đi đến giải pháp thành lập công ty cổ phần xã hội. Theo đó, tất cả những người nuôi tôm sẽ góp đất, nuôi và bán sản phẩm trên chính mảnh đất của mình; như vậy một hộ nuôi tôm coi như ao nuôi tôm của doanh nghiệp lớn và vấn đề truy suất nguồn gốc để cấp giấy chứng nhận quốc tế đã "có lời giải".

Tuy nhiên, theo ông Quang, doanh nghiệp xã hội lại vướng quy định của Luật chứng khoán, vì các công ty cổ phần từ 100 cổ đông trở lên, vốn điều lệ trên 10 tỷ phải hoạt động theo Luật chứng khoán. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội không bắt buộc người dân đóng cổ phần mà họ tự nguyện, khi làm ăn tốt họ tham gia, không tốt thì họ ra đi; điều chỉnh bằng Luật chứng khoán thì "mỗi lần doanh nghiệp vào, ra" lại chờ xin Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, nhanh nhất 6 tháng đến một năm.

"Chúng tôi kiến nghị Chính phủ là các doanh nghiệp xã hội không chịu sự chi phối của Luật chứng khoán", ông Quang nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thả tôm cá giống tái tạo nguồn lợi hải sản trên biển Đông
Thả tôm cá giống tái tạo nguồn lợi hải sản trên biển Đông

VOV.VN - Cùng với việc ngăn chặn các tàu giã cào, hai tỉnh còn tiến hành thả hàng triệu con tôm và cá giống xuống biển.

Thả tôm cá giống tái tạo nguồn lợi hải sản trên biển Đông

Thả tôm cá giống tái tạo nguồn lợi hải sản trên biển Đông

VOV.VN - Cùng với việc ngăn chặn các tàu giã cào, hai tỉnh còn tiến hành thả hàng triệu con tôm và cá giống xuống biển.

Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa
Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa

VOV.VN - Nuôi tôm càng xanh toàn đực người dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa đơn thuần.

Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa

Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa

VOV.VN - Nuôi tôm càng xanh toàn đực người dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa đơn thuần.

Xuất khẩu tôm năm 2019 hướng mục tiêu đạt 4,2 tỷ USD
Xuất khẩu tôm năm 2019 hướng mục tiêu đạt 4,2 tỷ USD

VOV.VN - Năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 10 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt 4,2 tỷ USD. 

Xuất khẩu tôm năm 2019 hướng mục tiêu đạt 4,2 tỷ USD

Xuất khẩu tôm năm 2019 hướng mục tiêu đạt 4,2 tỷ USD

VOV.VN - Năm 2019, ngành thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 10 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm phấn đấu đạt 4,2 tỷ USD. 

Khát vọng làm giàu từ con tôm vùng bán đảo Cà Mau
Khát vọng làm giàu từ con tôm vùng bán đảo Cà Mau

VOV.VN - Con tôm tại quê hương Cà Mau đang dần được người nông dân nơi đây tìm cách xây dựng sản phẩm tôm sạch Việt Nam và xuất khẩu đi các nước châu Âu.

Khát vọng làm giàu từ con tôm vùng bán đảo Cà Mau

Khát vọng làm giàu từ con tôm vùng bán đảo Cà Mau

VOV.VN - Con tôm tại quê hương Cà Mau đang dần được người nông dân nơi đây tìm cách xây dựng sản phẩm tôm sạch Việt Nam và xuất khẩu đi các nước châu Âu.

Cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc
Cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc đang đẩy mạnh chống buôn lậu, tập trung nhập khẩu chính ngạch. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tôm lớn của Việt Nam. 

Cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

Cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc đang đẩy mạnh chống buôn lậu, tập trung nhập khẩu chính ngạch. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tôm lớn của Việt Nam. 

Mỹ công bố thuế bán phá giá với tôm Việt còn 0%
Mỹ công bố thuế bán phá giá với tôm Việt còn 0%

VOV.VN - Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ cho tôm Việt Nam với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.

Mỹ công bố thuế bán phá giá với tôm Việt còn 0%

Mỹ công bố thuế bán phá giá với tôm Việt còn 0%

VOV.VN - Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ cho tôm Việt Nam với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.