Đầu tư của Trung Quốc vào Australia giảm mạnh

VOV.VN - Đầu tư của Trung Quốc vào Australia giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Kết quả một cuộc điều tra công bố hôm nay (8/4) cho thấy, đầu tư của Trung Quốc vào Australia giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Theo kết quả cuộc điều tra do KPMG và trường Đại học Sydney tiến hành, đầu tư của Trung Quốc vào Australia năm 2018 giảm 36% so với năm trước khi chỉ đạt 8,2 tỷ AUD. Trong đó, ngành khai khoáng là lĩnh vực sụt giảm mạnh nhất, tới 90%. Tiếp sau đó là lĩnh vực đầu tư bất động sản thương mại giảm hơn 30%.

Đầu tư của Trung Quốc vào Australia giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Ảnh minh họa: KT.

Trong lúc 2 lĩnh vực đầu tư truyền thống vào Australia giảm mạnh thì các nhà đầu tư Trung Quốc lại chuyển sang lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này lên đến 3,4 tỷ AUD, chiếm 42% tổng đầu tư của Trung Quốc vào Australia.

Ông Doug Ferguson, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường Châu Á của KPMG cho biết trong năm qua, các nhà đầu tư Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực này khi đầu tư 3 dự án lớn với tổng trị giá lên đến hơn 1,5 tỷ AUD.

“Một trong các dự án là thương vụ Trung Quốc mua lại doanh nghiệp sản xuất thiết bị sử dụng trong việc chữa trị ung thư gan. Hai thương vụ còn lại là thực phẩm chắc năng và sản xuất men vi sinh. Đối với Trung Quốc, Australia rất có thế mạnh trong khoa học, công nghệ và chất lượng. Các công ty tư nhân của Trung Quốc cũng hiểu rõ người tiêu dùng nước này nên đã thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực này”, ông Doug cho hay.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Australia chủ yếu là vốn tư nhân khi chiếm tới 92% giá trị các thỏa thuận. Bang New South Wales là nơi tiếp nhận nhiều vốn đầu tư từ Trung Quốc nhất, chiếm 53%. Tiếp đó là bang Nam Australia, Queensland, Tasmania và Tây Australia.

Báo cáo này cũng cho biết, một trong những nguyên nhân khiến nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Australia giảm mạnh trong năm qua là do các doanh nghiệp khó thu xếp vốn để chuyển ra nước ngoài.

Ngoài ra tại Trung Quốc hiện đang xuất hiện xu hướng đầu tư sang Trung Á và Đông Âu sau khi một loạt các nước khu vực này tham gia sang kiến Vành đai, Con đường. Thực tế này làm cho các nhà đầu tư giảm nguồn vốn dành cho Australia để tập trung vào hai thị trường nhiều hứa hẹn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc khẳng định nền kinh tế có thể chịu được áp lực giảm tốc
Trung Quốc khẳng định nền kinh tế có thể chịu được áp lực giảm tốc

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm đối phó với áp lực giảm tốc như giảm thuế phí, kiểm soát tín dụng...

Trung Quốc khẳng định nền kinh tế có thể chịu được áp lực giảm tốc

Trung Quốc khẳng định nền kinh tế có thể chịu được áp lực giảm tốc

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm đối phó với áp lực giảm tốc như giảm thuế phí, kiểm soát tín dụng...

 Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã giảm còn 14,72 tỷ USD
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã giảm còn 14,72 tỷ USD

VOV.VN - Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã thu hẹp còn 14,72 tỷ USD trong tháng 2/2019, giảm mạnh so với 27,3 tỷ USD của tháng 1...

 Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã giảm còn 14,72 tỷ USD

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã giảm còn 14,72 tỷ USD

VOV.VN - Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã thu hẹp còn 14,72 tỷ USD trong tháng 2/2019, giảm mạnh so với 27,3 tỷ USD của tháng 1...

15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc
15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc

VOV.VN - Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2004, thời hạn hiệu lực trong 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn, giá trị pháp lý ở cấp Chính phủ phê duyệt.

15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc

15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc

VOV.VN - Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2004, thời hạn hiệu lực trong 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn, giá trị pháp lý ở cấp Chính phủ phê duyệt.

Mở rộng “cửa” nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc
Mở rộng “cửa” nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

VOV.VN - Doanh nghiệp TPHCM kiến nghị Chính phủ đàm phán tăng số nông sản được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Mở rộng “cửa” nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Mở rộng “cửa” nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

VOV.VN - Doanh nghiệp TPHCM kiến nghị Chính phủ đàm phán tăng số nông sản được nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.