Đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử về các khu vực nông thôn

VOV.VN - Hiện ngành thương mại điện tử đang có mức tăng trưởng cao vào khoảng 25% và lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng nhiều.

Ngành thương mại điện tử nước ta đang có mức tăng trưởng cao và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh và phát triển. Nhiều chuyên gia cho rằng, để tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới ở lĩnh vực này cần tập trung mở rộng thị trường ở khu vực nông thôn với nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện. 

Ngành thương mại điện tử đang có mức tăng trưởng cao vào khoảng 25%. (Ảnh minh họa: KT)

Hiện ngành thương mại điện tử đang có mức tăng trưởng cao vào khoảng 25% và lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn khi có nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường như Shopee, Adayroi… cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử đã hoạt động nhiều năm như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora…

Thực tế hiện nay, hoạt động thương mại điện tử mới chỉ phát triển mạnh ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 70% giao dịch) và một số tỉnh năng động liền kề, còn lại các vùng miền khác phát triển hoạt động này còn rất khiêm tốn.

Nguyên nhân là do niềm tin của người tiêu dùng chưa cao, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn lớn cũng như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ… Do đó để phát triển hình thức này trong thời gian tới, Việt Nam cần có hệ thống chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện, đặc biệt là ứng dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ đến thị trường nông thôn – bởi thị trường này có số lượng rất lớn, nhu cầu cao.

Ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Sen Đỏ nêu ý kiến: “Hiện còn rất nhiều người Việt Nam chưa mua hàng qua mạng, nhiều tuyến giao nhận chưa được làm tốt, 70% thanh toán vẫn thanh toán bằng tiền mặt, do đó cần rất nhiều việc để đầu tư để giải quyết”.

“Thị trường của Việt Nam còn rất nhiều dư địa để có tăng trưởng tiếp trong 5 - 10 năm  nữa. Ngành thương mại điện tử, các ngành phụ trợ… doanh nghiệp thường trẻ năng động và rất chịu khó để học hỏi. Tuy nhiên cái khó nhất hiện nay là một môi trường đầu tư thuận lợi hơn để thu hút vốn từ nước ngoài và thu hút nhân tài để thúc đẩy ngành công nghệ này phát triển”, ông Linh nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các ưu tiên của ASEAN 2020 trong thương mại điện tử
Các ưu tiên của ASEAN 2020 trong thương mại điện tử

VOV.VN - Theo thống kê của Statista, quy mô thị trường thương mại điện tử ASEAN sẽ đạt 22 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến tăng lên mức 88 tỷ USD vào năm 2025.

Các ưu tiên của ASEAN 2020 trong thương mại điện tử

Các ưu tiên của ASEAN 2020 trong thương mại điện tử

VOV.VN - Theo thống kê của Statista, quy mô thị trường thương mại điện tử ASEAN sẽ đạt 22 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến tăng lên mức 88 tỷ USD vào năm 2025.

Nhiều nhà cung cấp thương mại điện tử đưa thông tin sai lệch
Nhiều nhà cung cấp thương mại điện tử đưa thông tin sai lệch

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử thường đưa ra các thông tin sai lệch nhằm thu hút khách hàng và loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Nhiều nhà cung cấp thương mại điện tử đưa thông tin sai lệch

Nhiều nhà cung cấp thương mại điện tử đưa thông tin sai lệch

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử thường đưa ra các thông tin sai lệch nhằm thu hút khách hàng và loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Nhiều làng nghề kinh doanh hiệu quả nhờ thương mại điện tử
Nhiều làng nghề kinh doanh hiệu quả nhờ thương mại điện tử

VOV.VN - Thương mại điện tử góp phần mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, giữ “lửa nghề” cho các thế hệ không ngừng sáng tạo khẳng định giá trị sản phẩm.

Nhiều làng nghề kinh doanh hiệu quả nhờ thương mại điện tử

Nhiều làng nghề kinh doanh hiệu quả nhờ thương mại điện tử

VOV.VN - Thương mại điện tử góp phần mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, giữ “lửa nghề” cho các thế hệ không ngừng sáng tạo khẳng định giá trị sản phẩm.