Lan tỏa lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo

VOV.VN - Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tìm được hướng đi để phát triển kinh tế, ngày càng có thêm nhiều hộ nghèo của tỉnh Lào Cai thoát nghèo. Những lá đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo nhiều lên mỗi ngày không chỉ là niềm vui, niềm tin, mà còn tạo sức lan tỏa, khích lệ thêm các hộ còn đang trong diện nghèo nỗ lực vươn lên.

 

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Trần Thị Thơm, thôn Lự, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đầu tư trồng sắn dưới tán rừng quế, kết hợp với chăn nuôi tổng hợp. Năm nay sắn được giá, quế phát triển tốt đã đem lại nguồn thu khá cho gia đình.

Trong căn nhà vừa mới xây, chị Thơm vui vẻ cho biết, vợ chồng chị đã bàn bạc tự nguyện viết đơn xin rút khỏi diện hộ nghèo: "Gia đình tôi trồng quế và xen canh với sắn để thoát nghèo, đến nay đã ổn định không còn khó khăn như trước. Như năm ngoái thu hoạch từ 90-100 triệu tiền sắn. Gia đình nhà tôi đã thoát nghèo bền vững rồi".

Nhờ đa dạng hóa sinh kế, cùng với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất phát huy hiệu quả đang giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở xã Yên Sơn nâng cao thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ông Long Trọng Nhiên, Bí thư Đảng ủy xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chia sẻ, năm 2023, địa phương có thêm 35 lá đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, cận nghèo. Dù nhiều hộ còn khó khăn nhưng vẫn quyết tâm tự mình vươn lên, nhường sự hỗ trợ cho những hộ còn khó khăn hơn mình.

"Vui mững phấn khởi là qua công tác tuyên truyền vận động người dân đã nhận thức rõ và không trông chờ ỷ lại vào nhà nước nhiều nữa, đã tạo nên một phong trào và các gia đình đã tự bảo nhau làm đơn xin ra khỏi hộ nghèo và sẽ cố gắng vươn lên bằng chính nỗ lực của gia đình", ông Long Trọng Nhiên nói.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mỗi năm huyện Bảo Yên giảm 6,1% hộ nghèo, 5,3% hộ cận nghèo. Việc ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, xây dựng thành công nhiều mô hình sinh kế, các chuỗi liên kết sản xuất đang giúp huyện đạt được nhiều dấu ấn trong công tác giảm nghèo.

Ông Nguyễn Anh Chuyên, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nói: "Họ đã vươn lên không còn đói nghèo và không cam phận đói nghèo, đó là gương điển hình vô cùng quý giá trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thời gian vừa qua. Và chúng tôi lấy hình ảnh đó để làm tốt công tác tuyên truyền bằng những việc làm sống, hình ảnh sống chân thực nhất. Chính vì vậy đã cổ vũ, động viên và tạo ra một phong trào rộng khắp trên địa bàn huyện".

Huyện Bảo Yên đặt mục tiêu hết năm 2025 đưa tỉ lệ nghèo đa chiều giảm xuống dưới 5%, và trở thành huyện thứ 2 của tỉnh Lào Cai về đích nông thôn mới. Sự quan tâm lãnh đạo, đồng hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và quyết tâm của người nghèo, những thay đổi từ tư duy đến hành động đang đem lại năng lượng tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm
Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm

VOV.VN - Những năm qua, hàng chục hộ gia đình người dân tộc thiểu số như Tày, Mông, Dao… ở huyện vùng cao Pác Nặm đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Những lá đơn xin thoát nghèo cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức người dân không trồng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ nhà nước.

Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm

Những lá đơn xin thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Pắc Nặm

VOV.VN - Những năm qua, hàng chục hộ gia đình người dân tộc thiểu số như Tày, Mông, Dao… ở huyện vùng cao Pác Nặm đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Những lá đơn xin thoát nghèo cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức người dân không trồng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ nhà nước.

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?
Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

VOV.VN - Ngoài nguyên nhân xuất phát điểm còn thấp, rừng núi hiểm trở, chia cắt thì nhận thức của người dân nơi đây cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đã trở thành bài toán khó đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan trọng hơn là bà con vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự lực vươn lên.

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

VOV.VN - Ngoài nguyên nhân xuất phát điểm còn thấp, rừng núi hiểm trở, chia cắt thì nhận thức của người dân nơi đây cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đã trở thành bài toán khó đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan trọng hơn là bà con vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự lực vươn lên.

"Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc" giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
"Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc" giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

VOV.VN - Khánh Hòa là tỉnh thuộc nhóm khá có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Thế nhưng, 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn lại thuộc diện những huyện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm nghèo bền vững bài toán lớn đối với địa phương này.

"Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc" giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

"Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc" giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

VOV.VN - Khánh Hòa là tỉnh thuộc nhóm khá có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Thế nhưng, 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn lại thuộc diện những huyện nghèo nhất cả nước, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 50%, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm nghèo bền vững bài toán lớn đối với địa phương này.