ĐBSCL thực hiện tốt Chỉ thị 16 đồng thời đảm bảo hàng hóa vẫn lưu thông

VOV.VN - Sáng nay, các tỉnh trong khu vực ĐBSCL tổ chức hội nghị triển khai Công văn của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị 16.

Tại Hội nghị diễn ra ở các địa phương đã tập trung đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo hàng hóa lưu thông, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Tại hội nghị, đại diện sở Công Thương Cà Mau cho biết, ngày hôm qua khi có thông tin sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, người dân đã đổ xô mua hàng hóa dự trữ. Lượng người mua hàng tăng đột biến khoảng 300%. Đối với các siêu thị, cửa hàng tiện lợi giá hàng hóa ổn định. Tuy nhiên, tại các chợ truyền thống giá cả các mặt hàng tăng, đặc biệt, một số loại rau củ tăng giá gấp đôi.

Sức mua tăng đột biến đã tạo sự khan hiếm một số loại hàng hóa nhất thời, trong đó, các loại mì gói cháy hàng. Tuy nhiên, hàng hóa hiện nay đã được vận chuyển về đầy đủ, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân. Các loại hàng hóa thiết yếu được dự trữ trên địa bàn tỉnh hiện nay rất dồi dào, gạo còn 44.000 tấn; thịt lợn hơn 9.00 tấn; thịt gia cầm gần 2.500 tấn; rau củ quả còn 149.000 tấn...

Ông Dương Vũ Nam, Phó Giám đốc Sở Công Thương Cà Mau nhận định, lượng hàng hóa dự trữ thiết yếu trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang đảm bảo cung ứng cho người dân trong khoảng 25 ngày tới.

“Hiện nay, theo các nhà phân phối lớn thì hàng hóa không thiếu. Nhu cầu tiêu thụ có tăng đột biến 200 – 300% cũng sẽ không thiếu hàng. Về giá cả, thời gian tới, các mặt hàng trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi giá sẽ ổn định. Tuy nhiên, các chợ truyền thống giá sẽ tăng. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo bình ổn” - ông Dương Vũ Nam nói.

Tỉnh Cà Mau đã kêu gọi người dân bình tĩnh, không nên mua sắm, tích trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm… quá mức cần thiết. Điều này dễ tạo ra sốt giá, khan hiếm hàng hóa nhất thời, gây bất ổn thị trường, làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và đời sống của nhân dân. Trong thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Cà Mau quyết định, không dừng các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và chợ truyền thống trên địa bàn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện nay đang là cao điểm thu hoạch lúa Hè- Thu. Ước tính trong tháng 7 này, sản lượng cần tiêu thụ khoảng hơn 1,3 triệu tấn. 

Để đảm bảo cho nông sản được lưu hành trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, UBND tỉnh An Giang đã chỉ đạo, các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc vận chuyển và thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang đăng ký danh sách phương tiện vận chuyển đường bộ.

Sở Giao thông Vận tải sẽ hướng dẫn các thủ tục làm thẻ xanh vận chuyển hàng hoá đi qua các địa bàn đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Sở Công Thương quản lý chặt chẽ đội ngũ vận chuyển hàng hoá, giao hàng thông qua mua sắm online đảm bảo an toàn phòng phòng, chống dịch Covid-19. Còn đối với việc thu hoạch lúa, các địa lên phương án thu hoạch lúa Hè thu năm 2021 cụ thể từng vùng trong giai đoạn giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, sẽ hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 đối với lực lượng lao động có đăng ký danh sách tham gia phục vụ thu hoạch, vận chuyển lúa Hè Thu 2021 cho các thương lái, doanh nghiệp được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR theo hình thức lấy mẫu gộp.

“Thu hoạch lúa ở vùng thực hiện Chỉ thị 16, xây dựng phương án 3 tại chỗ. Trong trường hợp thiếu lực lượng để thu hoạch, nếu huy động ở bên ngoài vào thì khi lực lượng bên ngoài vào phải đảm bảo yếu tố phòng chống dịch. Đối với nhóm thu hoạch, thì chủ phương tiện máy gặt đập, công nhân… tham gia vào khâu thu hoạch, giao cho địa phương tập hợp danh sách, theo từng địa bàn hỗ trợ về kinh phí để lấy mẫu, phân tích RT-PCR” - ông Trần Anh Thư nói.

Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, địa phương có 49 doanh nghiệp đăng ký tham gia cung ứng 10 mặt hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, đảm bảo đủ lượng hàng hóa thiết yếu cho người dân. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương đã phối hợp với các địa phương để thống kê nông sản, từ đó kết nối với các siêu thị để chủ động tiêu thụ hàng hóa, nông sản, giải quyết được vấn đề thiếu hụt.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, ngoài việc thống kê nông sản để cung ứng cho các siêu thị đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, ngành nông nghiệp cũng thực hiện điều phối nông sản về khu cách ly tập trung đảm bảo nguồn cung cho mọi người.

“Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ trong đó gắn trách nhiệm các sở, ngành sẽ dựa vào số liệu sẽ tìm cách kết nối kênh tiêu thụ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu các địa phương rà soát thêm các hộ nuôi trồng hộ gia đình nhỏ lẻ đang nắm lại thông tin cụ thể theo địa bàn các ấp, các xã từ đó mình có thông tin, trước hết các ấp, các xã đó chủ động để mà kết nối với nhau để tiêu thụ nông sản” - ông Nguyễn Phước Thiện nói.

Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp khuyến khích người dân tăng cường mua sắm thông qua hình thức trực tuyến để giảm thiểu việc di chuyển ra khỏi nhà. Hiện tại địa phương đã có những mô hình hiệu quả như: Các đội hình tình nguyện của thanh niên, shipper áo xanh đi chợ dùm người dân, các tổ nhân dân tự quản.

Bên cạnh đó, địa phương rà soát tổng thể nhu cầu cung ứng các nguồn nhu yếu phẩm, các vùng nông sản, các kênh hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, đồng thời đã hoàn tất việc tạo các “luồng xanh”, các điều kiện cần thiết để tạo sự thông thoáng, liên tục cho các tuyến xe chuyên chở hàng hoá và đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân.

Tại tỉnh Kiên Giang, các cửa hàng tiện lợi, hệ thống siêu thị, chợ truyền thống, hộ kinh doanh mặt hàng thiết yếu vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu, khan hàng, tăng giá. Kêu gọi người dân không nên mua hàng với số lượng lớn, gây khan hiếm cục bộ, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Sở Công thương sẽ phối hợp với Sở y tế hướng dẫn tuyên truyền cho tất cả tiểu thương và người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: “Để đảm bảo nhu cầu của người dân trong khoảng thời gian giãn cách này, chúng tôi đã chỉ đạo Sở Công Thương đã có bước chuẩn bị về nguồn cung đảm bảo yêu cầu của người dân. Kênh phối phối chúng tôi vẫn quyết tâm duy trì hoạt động của các hệ thống siêu thị trên địa bàn, các chợ truyền thống. Tuy nhiên việc tổ chức mua bán sẽ được sắp xếp lại cho phù hợp về quy định giãn cách. Chúng tôi sẽ siết chặt nếu siêu thị nào, chợ truyền thống nào không đảm bảo về an toàn phòng chống dịch thì bắt buộc phải dừng”.

Đến nay tỉnh Kiên Giang có 158 ca mắc Covid-19 gồm 106 ca nhập cảnh và 52 ca trong cộng đồng. Trong đó có 39 trường hợp của những đợt dịch trước, từ ngày 31/5/2021 đến nay có 119 bệnh nhân. Tỉnh Kiên Giang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 trên phạm vi toàn tỉnh trong vòng 14 ngày, kể từ 0h ngày 19/7; Yêu cầu mọi người ở tại nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết

Đối với doanh nghiệp, công trình giao thông, xây dựng cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu, cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp ; bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển , xuất nhập khẩu hàng hóa, khám chữa bệnh, tang lễ... được phép hoạt động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tỉnh ĐBSCL quyết đẩy lùi dịch bệnh theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ
Các tỉnh ĐBSCL quyết đẩy lùi dịch bệnh theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN - Tình hình dịch Covid-19 trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến rất phức tạp, nhiều tỉnh trong khu vực đã ghi nhận thêm các trường hợp tử vong.

Các tỉnh ĐBSCL quyết đẩy lùi dịch bệnh theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ

Các tỉnh ĐBSCL quyết đẩy lùi dịch bệnh theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN - Tình hình dịch Covid-19 trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến rất phức tạp, nhiều tỉnh trong khu vực đã ghi nhận thêm các trường hợp tử vong.

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội
Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội

VOV.VN - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đạo Bộ Công Thương chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội

Chuẩn bị đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng giãn cách xã hội

VOV.VN - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã chỉ đạo Bộ Công Thương chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tiền Giang: Hàng hóa thiết yếu vẫn đủ dù đóng cửa nhiều chợ
Tiền Giang: Hàng hóa thiết yếu vẫn đủ dù đóng cửa nhiều chợ

VOV.VN - Để phòng chống dịch Covid-19 lây lan, nhất là khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, nhiều chợ, cửa hàng bách hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tạm ngưng hoạt động. Song đến thời điểm này, các mặt hàng thiết yếu vẫn đảm bảo, nguồn cung dồi dào.

Tiền Giang: Hàng hóa thiết yếu vẫn đủ dù đóng cửa nhiều chợ

Tiền Giang: Hàng hóa thiết yếu vẫn đủ dù đóng cửa nhiều chợ

VOV.VN - Để phòng chống dịch Covid-19 lây lan, nhất là khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, nhiều chợ, cửa hàng bách hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tạm ngưng hoạt động. Song đến thời điểm này, các mặt hàng thiết yếu vẫn đảm bảo, nguồn cung dồi dào.