Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nâng cao giá trị và thu nhập của người dân

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng các vùng nguyên liệu lớn, trong đó có vùng lúa chất lượng cao với mục tiêu gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu.

Phóng viên VOV phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam về vấn đề này.

PV: Thưa Thứ trưởng, phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam nhằm hiện thực hóa Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, xin Thứ trưởng cho biết định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Đối với ngành lúa gạo, thời gian qua được sự chỉ đạo quyết liệt tập trung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt được nhiều kết quả, đến nay 80% diện tích lúa chuyên canh cũng đạt được các Giấy chứng nhận, đáp ứng được các yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Để phát triển bền vững và muốn có vùng lúa chất lượng cao thì phải gia tăng được giá trị, gia tăng thu nhập cho người nông dân.

Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Đề án để xây dựng vùng lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính vừa đảm bảo được gia tăng giá trị vừa đảm bảo theo cam kết mà Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh trong các hội nghị về môi trường thế giới, nhất là Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) về giảm phát thải khí nhà kính.

Vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở đây có các yếu tố, trước hết là giống chất lượng cao, đạt chứng nhận đáp ứng được nhu cầu trong nước và trên thế giới. Điều này có nghĩa rằng không chỉ có giống lúa đảm bảo an ninh thực mà còn hướng đến đảm bảo dinh dưỡng cho người tiêu dùng, các giống lúa đảm bảo chế biến gia tăng được giá trị từ sản phẩm.

Thứ hai là đảm bảo quy trình phát triển bền vững, nhất là đối với nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và giống tiết kiệm được tài nguyên, đảm bảo được môi trường sinh thái, đó là định hướng mà Bộ đang triển khai theo tinh thần Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện theo COP 26.

Thứ ba, vùng lúa chất lượng cao phải liên kết theo chuỗi giá trị giữa người nông dân, hợp tác xã, đảm bảo được đầu vào với chất lượng chi phí thấp nhưng đầu ra giá trị gia tăng phải cao đem lại lợi ích cho các bên tham gia.

Thứ tư, là vùng lúa chất lượng cao phải thực hiện cơ giới hóa, hạ tầng đồng bộ và được số hóa, truy xuất nguồn gốc được tích hợp các công nghệ thông minh trong cảnh báo dịch bệnh; tưới nước tiết kiệm.

Việc gia tăng giá trị vùng nguyên liệu không chỉ là người nông dân hưởng lợi giá trị từ sản xuất lúa mà còn áp dụng quy trình canh tác bền vững qua đó giảm phát thải khí nhà kính, hay sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp để gia tăng được giá trị sản xuất. Như vậy đòi hỏi tổng hợp các yếu tố để giúp nông dân yên tâm sản xuất, gia tăng giá trị từ cây lúa. Đó là chủ trương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng trong thời gian tới.

PV: Theo Thứ trưởng, để xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao thì vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan cần xác định như thế nào?

Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Mục đích xây dựng vùng nguyên liệu lúa chuyên canh chất lượng cao để giảm chi phí, tăng giá trị sản xuất và đảm bảo môi trường sinh thái, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là vai trò của chính quyền địa phương trong việc định hướng quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, hỗ trợ về cơ chế, chính sách để khuyến khích nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các vùng nguyên liệu.

Trong đó, doanh nghiệp, Hiệp hội các ngành giữ vai trò dẫn dắt, phải đảm bảo được các yếu tố đầu chất lượng, giảm được giá thành và đảm bảo đầu ra cho nông dân qua đó gắn kết chặt chẽ với người nông dân và bản thân doanh nghiệp cũng có giá trị gia tăng từ sản xuất kinh doanh của mình. Đối với hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân, đây là lực lượng trực tiếp sản xuất và tổ chức lại sản xuất theo tiêu chuẩn, quy trình để đảm bảo được các yêu cầu về đầu vào và đầu ra có chất lượng.

Ở đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh đến vai trò của cán bộ khuyến nông cộng đồng, khuyến nông ở cơ sở, đây là lực lượng chuyên ngành đồng hành cùng với nông dân để hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc truyền tải các cơ chế, chính sách của Nhà nước đến người nông dân, cùng đồng hành trong xây dựng các vùng nguyên liệu lúa chuyên canh chất lượng cao.

Bên cạnh đó, là vai trò của các viện, trường, tổ chức quốc tế trong việc định hướng xu hướng phát triển của ngành lúa gạo cũng như định hướng nhu cầu tiêu dùng của ngành lúa gạo toàn cầu để thông tin cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nắm bắt xu thế phát triển của ngành lúa gạo trong thời gian tới.

PV: Để hiện thực hóa mục tiêu của Đề án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch tổ chức thực hiện như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án về 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, Bộ đã giao cho các đơn vị chức năng của Bộ xây dựng Đề án để triển khai thời gian tới.

Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao không có nghĩa là quy hoạch diện tích, địa điểm cụ thể lúa chất lượng cao ở đâu và giao chỉ tiêu cho các tỉnh, thành phố mà là trên cơ sở xây dựng các tiêu chí để hình thành vùng lúa chất lượng cao, giảm phát thải khí nhà kính.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm việc với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long nơi sản xuất tập trung lúa gạo của cả nước và cùng với các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, hợp tác xã để định hướng các thành phần tham gia xây dựng các vùng lúa chất lượng cao, giảm thải khí nhà kính một cách hiệu quả. Xây dựng vùng nguyên liệu cần có thời gian vì rất nhiều bên tham gia, đồng thời phải có nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ thì mới triển khai được.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu gọi các bộ, ngành, các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình này để định hướng cho Chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo của Việt Nam sắp tới phát triển bền vững, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao giá trị và thu nhập cho người nông dân để nông dân thực sự làm giàu được từ lúa gạo của mình, đây là mong muốn của ngành nông nghiệp.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đầu xuân trò chuyện với bà giáo Nga yêu Việt Nam về ký ức Việt Nam
Đầu xuân trò chuyện với bà giáo Nga yêu Việt Nam về ký ức Việt Nam

VOV.VN - "Tôi rất yêu Việt Nam và thực sự hạnh phúc khi hôm nay được gặp lại tại đây những người bạn Việt Nam", bà giáo Nga Vera chia sẻ. 

Đầu xuân trò chuyện với bà giáo Nga yêu Việt Nam về ký ức Việt Nam

Đầu xuân trò chuyện với bà giáo Nga yêu Việt Nam về ký ức Việt Nam

VOV.VN - "Tôi rất yêu Việt Nam và thực sự hạnh phúc khi hôm nay được gặp lại tại đây những người bạn Việt Nam", bà giáo Nga Vera chia sẻ. 

Saudi Arabia dọa tiến hành thêm nhiều biện pháp đối phó với Iran
Saudi Arabia dọa tiến hành thêm nhiều biện pháp đối phó với Iran

VOV.VN- Saudi Arabia có thể tiến hành thêm nhiều biện pháp nhằm đối phó với Iran sau khi đã cắt đứt quan hệ với nước này sau vụ tử hình Giáo sĩ Nimr al- Nimr.

Saudi Arabia dọa tiến hành thêm nhiều biện pháp đối phó với Iran

Saudi Arabia dọa tiến hành thêm nhiều biện pháp đối phó với Iran

VOV.VN- Saudi Arabia có thể tiến hành thêm nhiều biện pháp nhằm đối phó với Iran sau khi đã cắt đứt quan hệ với nước này sau vụ tử hình Giáo sĩ Nimr al- Nimr.

Thành lập Tổng công ty xăng dầu Quân đội
Thành lập Tổng công ty xăng dầu Quân đội

Sáng 2/7 tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tổ chức ra mắt Tổng công ty Xăng dầu Quân đội.  

Thành lập Tổng công ty xăng dầu Quân đội

Thành lập Tổng công ty xăng dầu Quân đội

Sáng 2/7 tại Hà Nội, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tổ chức ra mắt Tổng công ty Xăng dầu Quân đội.