Để sâm Lai Châu xứng danh “quốc bảo”

VOV.VN - Sâm Lai Châu là loài cây bản địa lâu đời trên địa bàn tỉnh Lai Châu và là loài cây thuốc rất quý hiếm, được liệt vào mức độ nguy cấp cần ưu tiên bảo tồn, phát triển ở Việt Nam.

Dù có giá trị lớn về kinh tế, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện cây sâm ở Lai Châu còn rất ít và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, rất cần các giải pháp đồng bộ để bảo tồn, duy trì, phát triển. 

Tại hội chợ sâm Lai Châu vừa tổ chức mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Sâm Lai Châu, Sâm Ngọc Linh và một số loại Sâm quý khác xứng danh với tên gọi “quốc bảo” của Việt Nam và cần phải nỗ lực để phát huy mạnh mẽ vai trò của loại cây này trong quốc kế dân sinh.

Sâm Lai Châu là loài cây bản địa, đặc hữu, phân bố trên dãy núi Pu Si Lung, Pu Sam Cáp, Hoàng Liên Sơn thuộc các huyện Mường Tè, Sìn Hồ và Tam Đường. Thực tế, việc phát triển sâm ở Lai Châu đã, đang mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương.

Anh Cứ A Chinh, hộ trồng sâm ở xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết: "Trong vườn của gia đình hiện nay nếu tính cây to trên 10 triệu có khoảng 300 cây. Tính cả cây con lẫn cây mẹ thì ước tính hiện đang có khoảng từ 5.000 - 6.000 cây. Cây đang có giá trị kinh tế cao nhất khoảng 60 - 70 triệu/cụm/cây. Chúng tôi đang thực hiện việc nhân giống, ít nhất cũng phải trên 1 vạn cây đến 10 vạn cây/năm".

Được phát hiện vào năm 2013, cây sâm Lai Châu đến nay đã trải qua 10 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển. Theo các kết quả nghiên cứu, sâm Lai Châu so với các loài sâm khác trên thế giới có hàm saponin lên tới 21,34%; trong đó hợp chất Majonosid - R2 tới 7,78% chiếm khoảng 50% hàm lượng saponin toàn phần trong dược liệu. Đặc biệt, hợp chất Majonosid - R2 đã được chứng minh có một số tác dụng sinh học tốt cho sức khỏe, như chống trầm cảm, có khả năng kháng virus gây ung thư...

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần sâm PuSiLung Centre, Chủ tịch Hiệp hội sâm Lai Châu cho biết, do có giá trị dược tính cao, với nhiều công dụng chữa bệnh tốt, nên nhu cầu sử dụng sâm Lai Châu ngày càng tăng cao. Việc khai thác quá đà của con người, trong khi chưa có sự đầu tư, quan tâm thích đáng để bảo tồn nguồn, gây giống, phát triển nguồn gen, nên cây sâm ở Lai Châu đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhận thấy giá trị và sự khan hiếm của cây sâm, nhiều hộ dân ở các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường - những nơi có độ cao trên 1.500m so với mực nước biển đã chủ động làm vườn, di thực cây sâm về trồng dưới tán rừng.

"Giống này chúng tôi nhân lại thì có diện tích trồng và từ các cây đấy sau này mới tính đến kinh doanh. Chứ thực tế bấy nhiêu năm nay công ty cũng chưa bán ra củ sâm nào, mà chỉ là để nhân giống, nhân diện tích và bảo vệ nguồn gen, nguồn giống" - ông Tuấn cho biết.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia ngành dược, cây sâm ở Lai Châu có nguồn gen dược liệu quý và giá trị hàng đầu thế giới. Sâm Lai Châu bước đầu phân lập và xác định cấu trúc 7 saponin chính và 1 hợp chất silphioside E - là hợp chất lần đầu tiên công bố phân lập từ các loài thuộc chi Panax L. Ngoài ra, trong sâm Lai Châu có tới 14 acid béo, 16 acid amin...

Hiện nay, tại Lai Châu đã có gần 30 doanh nghiệp, hợp tác xã và hàng trăm hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn mạnh dạn đầu tư, gây trồng được trên 100ha sâm, với hàng chục nghìn cây sâm giống gốc. Việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển cây sâm ở Lai Châu là một tín hiệu vui, mở ra cơ hội giúp bà con vùng cao, biên giới từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, với tiềm năng phát triển khoảng 30.000 ha, trong đó có 17.000 ha đặc biệt phù hợp phát triển sâm, đến nay tỉnh Lai Châu đã tổ chức liên kết được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân đầu tư, bảo tồn, hình thành được vùng sâm tại các huyện.

Tuy nhiên, thực tiễn việc nhân giống, bảo tồn, phát triển cây sâm trong thời gian qua tại địa phương chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Đặc biệt, nguồn lực nội tại của tỉnh chưa đủ mạnh để huy động đầu tư, mở rộng vùng trồng, đưa sản phẩm sâm Lai Châu trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Theo ông Hải: "Lai Châu đã tập trung rà soát, khảo sát, đánh giá lại vùng trồng để xây dựng bản đồ thích ứng sâm Lai Châu; để định hướng phát triển, thu hút đầu tư tạo thành sản phẩm chủ lực trong tương lai. Hiện nay tỉnh đang xúc tiến một số bước như rà soát để cấp mã vùng trồng; rồi là bảo tồn một số vườn để làm cơ sở nghiên cứu và nhân giống trong tương lai".

Tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu đến năm 2030 có 100% diện tích sâm ngoài tự nhiên được quản lý, bảo tồn. Địa phương cũng sẽ đầu tư, xây dựng và phát triển 7 cơ sở sản xuất giống sâm Lai Châu; đưa diện tích vùng trồng sâm toàn tỉnh lên 3.000 héc ta trở lên. Giai đoạn 2031 - 2045, Lai Châu phấn đấu phát triển thêm 7.000 ha vùng trồng sâm, đưa tổng diện tích vùng trồng sâm lên 10.000 ha.

Để sâm thực sự trở thành cây mũi nhọn của Lai Châu và trở thành “quốc bảo” như mong muốn, rất cần sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xây dựng chuỗi liên kết khép kín, hướng tới mục tiêu sản xuất sản phẩm hàng hóa có giá trị, mang lại thu nhập cao cho bà con./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lai Châu chính thức có Ban Quản lý Khu kinh tế
Lai Châu chính thức có Ban Quản lý Khu kinh tế

VOV.VN - Chiều ngày 3/11, UBND tỉnh Lai Châu đã công bố và trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lai Châu.

Lai Châu chính thức có Ban Quản lý Khu kinh tế

Lai Châu chính thức có Ban Quản lý Khu kinh tế

VOV.VN - Chiều ngày 3/11, UBND tỉnh Lai Châu đã công bố và trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Lai Châu.

Hội chợ sâm Lai Châu lần đầu tiên được tổ chức vào trung tuần tháng 11
Hội chợ sâm Lai Châu lần đầu tiên được tổ chức vào trung tuần tháng 11

VOV.VN - Thông qua Hội chợ, các DN sẽ có cơ hội tìm hiểu, xúc tiến hợp tác đầu tư, liên kết với người dân sản xuất, kinh doanh cây sâm và các sản phẩm từ sâm Lai Châu.

Hội chợ sâm Lai Châu lần đầu tiên được tổ chức vào trung tuần tháng 11

Hội chợ sâm Lai Châu lần đầu tiên được tổ chức vào trung tuần tháng 11

VOV.VN - Thông qua Hội chợ, các DN sẽ có cơ hội tìm hiểu, xúc tiến hợp tác đầu tư, liên kết với người dân sản xuất, kinh doanh cây sâm và các sản phẩm từ sâm Lai Châu.

Cây tiền tỷ trên đất nghèo Lai Châu
Cây tiền tỷ trên đất nghèo Lai Châu

VOV.VN - Từ nguồn cây giống được người dân lấy từ rừng về, đến nay sâm Lai Châu đã được bà con và các tổ chức trên địa bàn đã nhân rộng diện tích lên tới hàng chục ha và coi là cây làm giàu của người dân địa phương.

Cây tiền tỷ trên đất nghèo Lai Châu

Cây tiền tỷ trên đất nghèo Lai Châu

VOV.VN - Từ nguồn cây giống được người dân lấy từ rừng về, đến nay sâm Lai Châu đã được bà con và các tổ chức trên địa bàn đã nhân rộng diện tích lên tới hàng chục ha và coi là cây làm giàu của người dân địa phương.