Dệt may có giữ được tăng trưởng ấn tượng, dẫn đầu xuất khẩu?

VOV.VN - Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với mức tăng trưởng ấn tượng, hiện mặt hàng dệt may vượt qua điện thoại di động để trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, những con số này cho thấy nỗ lực lớn của ngành dệt may thời gian qua. Tuy nhiên, làm thế nào để những con số tăng trưởng này bền vững trong những năm tiếp theo?

Những tháng đầu năm, ngành dệt may Việt Nam đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ thị trường xuất khẩu cũng như nhập nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn nỗ lực tìm kiếm thị trường và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Với Tổng Công ty may Hưng Yên, doanh thu xuất khẩu của 10 công ty thành viên nằm trên địa bàn 3 tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình và Bắc Giang từ đầu năm đến nay đều tăng trưởng 5%-30%.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May Hưng Yên cho biết, nhiều doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến tháng 10 tháng 11: “Các doanh nghiệp đều biết năm nay khó khăn vì thế khi ký đơn hàng đầu năm, doanh nghiệp chủ trương ngay từ đầu năm là giữ giá, giữ được khách hàng. Lượng hàng đưa vào nhiều, công ty huy động thêm lao động, tăng thêm thời gian sản xuất, cho nên có kết quả kinh doanh tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm 2014”.

Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, việc Trung Quốc đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dẫn đến diễn biến căng thẳng trên biển Đông, đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng chủ động tìm nguồn cung ứng nguyên phụ liệu từ các thị trường khác, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng năng suất lao động để đáp ứng kịp thời các đơn hàng.

Nhìn tổng thể, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu dệt may có nhiều khởi sắc và tăng trưởng mạnh. Theo thông tin từ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm khá lạc quan, nhiều doanh nghiệp ổn định đơn hàng hết quý 3/2014, có đơn vị ký hợp đồng sản xuất hết năm. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường quan trọng đều đạt mức tăng trưởng hai con số: cao nhất là thị trường Hàn Quốc tăng 36%; tiếp đến là châu Âu tăng trên 26%; Mỹ tăng gần 15% và Nhật Bản tăng gần 14%. 

Ngoài ra, việc Chính phủ tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do trong khối ASEAN, ASEAN +; các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Nhật Bản, đặc biệt đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiệp định thương mại tự do với EU…tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, đón đầu các lợi thế từ các hiệp định thương mại.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định: “Dệt may tiếp tục đà tăng trưởng của thời gian trước, với nỗ lực của ngành dệt may đã vượt qua điện thoại di động, trở thành ngành đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đây là nỗ lực lớn của các doanh nghiệp toàn ngành dệt may. Mặc dù cũng cần phải chú ý đến giá trị gia tăng của ngành dệt may trong xuất khẩu, song vẫn khuyến khích xuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động,  đảm bảo đáp ứng đơn hàng cho các thị trường và dần dần mở rộng được các thị trường xuất khẩu trên thế giới”.

Tuy nhiên, đi cùng với những thời cơ là thách thức không nhỏ. Theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, khó khăn trước mắt là việc tăng lương tối thiểu khiến giá nhân công ở Việt Nam tăng lên, chi phí nhân công không còn là lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới.

Điều đáng chú ý là dệt may Việt Nam mới chủ yếu sản xuất gia công (chiếm đến 70%), nên giá trị gia tăng thấp. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực chuyển đổi phương thức sản xuất. Bởi sản xuất FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất và bán hàng trực tiếp không qua trung gian), giá trị gia tăng lên từ 7-10%, còn theo phương thức ODM (chủ động từ nguyên liệu đến thiết kế), giá trị có thể tăng từ 30-40%.

Theo bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, về lâu dài, tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn phải cải thiện yếu kém nội tại. Một trong những vấn đề lớn mà dệt may Việt Nam phải nỗ lực khắc phục ngay, chính là chủ động được nguồn nguyên phụ liệu, giảm phụ thuộc nhập khẩu từ nước ngoài, có như vậy, mới đảm bảo giá trị gia tăng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Cùng với nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực khác, dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may có thể duy trì từ 15% – 20%/năm và đến năm 2025, quy mô xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể đạt trên 50 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt được những con số mơ ước này, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của không chỉ doanh nghiệp trong ngành, mà còn cần những cơ chế, chính sách hỗ trợ, để ngành dệt may Việt Nam đón đầu những cơ hội để không chỉ có tăng trưởng cao mà còn phải bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam
Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam

VOV.VN - 85% người tiêu dùng Việt ưa chuộng các sản phẩm dệt may, da giày thương hiệu Việt; 58% ưa chuộng hàng thực phẩm, rau quả.

Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam

Mới có hàng dệt may, rau quả áp đảo trên “sân nhà” Việt Nam

VOV.VN - 85% người tiêu dùng Việt ưa chuộng các sản phẩm dệt may, da giày thương hiệu Việt; 58% ưa chuộng hàng thực phẩm, rau quả.

Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD

VOV.VN - Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD

VOV.VN - Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh

Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước
Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước

Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Lê Tiến Trường cho biết: dự kiến thị phần dệt may sẽ tăng cao trong những năm tới nhờ các hiệp định thương mại tự do.

Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước

Thị phần dệt may Việt Nam tăng tại nhiều nước

Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Lê Tiến Trường cho biết: dự kiến thị phần dệt may sẽ tăng cao trong những năm tới nhờ các hiệp định thương mại tự do.

Ngành dệt may hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 65%
Ngành dệt may hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 65%

VOV.VN - Từ những năm 2012 – 2013 tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt được 48% đã cho thấy nhiều nỗ lực.

Ngành dệt may hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 65%

Ngành dệt may hướng tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 65%

VOV.VN - Từ những năm 2012 – 2013 tỷ lệ nội địa hóa ngành dệt may đạt được 48% đã cho thấy nhiều nỗ lực.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may vươn lên dẫn đầu cả nước
Kim ngạch xuất khẩu dệt may vươn lên dẫn đầu cả nước

VOV.VN - Tháng 7, xuất khẩu dệt may đã vượt qua điện thoại, dẫn đầu xuất khẩu cả nước với kim ngạch 2,1 tỷ USD, tăng 11,1% so với tháng trước.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may vươn lên dẫn đầu cả nước

Kim ngạch xuất khẩu dệt may vươn lên dẫn đầu cả nước

VOV.VN - Tháng 7, xuất khẩu dệt may đã vượt qua điện thoại, dẫn đầu xuất khẩu cả nước với kim ngạch 2,1 tỷ USD, tăng 11,1% so với tháng trước.

Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, 5 tháng qua, mức kim ngạch xuất khẩu này tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2013.

Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may đã đạt 7,44 tỷ USD

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, 5 tháng qua, mức kim ngạch xuất khẩu này tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2013.