Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

VOV.VN - Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP HCM. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP.HCM đã có đơn hàng đến hết tháng 4.

Thích ứng để tăng trưởng ngoạn mục

Trong tình hình ngành dệt may chưa hết khó khăn nhưng đến thời điểm này Công ty TNHH May mặc Dony ở huyện Bình Chánh, TP.HCM đã có đơn hàng đến hết tháng 4 với khách hàng ở Mỹ, Singapore, Campuchia, Malaysia... Số lượng hàng xuất của công ty tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp đang đàm phán cho đơn hàng tới tháng 8. Mục tiêu của công ty năm nay là tăng trưởng 15%.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, đầu năm 2023, khi các khách hàng lớn không tiếp tục đặt hàng gia công, doanh nghiệp phải chuyển hướng tìm nhiều đơn hàng nhỏ, may hàng đồng phục và đã có những thay đổi ngoạn mục. Năm 2023, Dony đạt mức tăng trưởng 21% và đầu năm nay tiếp tục có nhiều đơn hàng xuất khẩu mới.

“Chúng tôi xây dựng lại đường đi của các sản phẩm trong nhà máy trong quản trị sản xuất. Trong thêu, in, cắt, may, kho nguyên liệu… tất cả nhập vào trong 1 khu sản xuất chuyên biệt cho nhóm sản phẩm đó. Vì vậy, khi làm thì sẽ tự động chạy trong hệ thống đó, tiết kiệm rất nhiều thời gian, khi vừa cắt xong thì đẩy qua in, vừa in xong thì đẩy ra may liền… giúp cắt ngắn thời gian giao hàng cho khách hàng, sản phẩm chất lượng tốt hơn, giảm chi phí thấp” - ông Phạm Quang Anh nói.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng linh hoạt, thích ứng để có nhiều đơn hàng như Dony. Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội May thêu đan mỹ nghệ TP.HCM thì Hội vẫn nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp thay đổi cách làm, chủ động đi tìm đơn hàng và tiết giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh.

“Hội tích cực xúc tiến thương mại, tìm kiếm thêm đơn hàng, tìm thị trường mới. Trước đây, doanh nghiệp dệt may chờ khách hàng đến, giờ doanh nghiệp phải “chạy” tìm khách hàng, mở rộng xúc tiến thương mại, liên kết nhiều hơn, mạnh hơn, nhanh hơn” - ông Phạm Xuân Hồng cho biết.

Yêu cầu phát triển bền vững ngày càng cao

Ở ngành chế biến gỗ, theo Hiệp hội Chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) thị trường gỗ đang phục hồi trở lại khi tháng đầu năm 2024 xuất khẩu đồ gỗ đạt 1,5 tỷ USD, tăng tới 72,5% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã có đơn hàng mới nhưng cũng không ít khó khăn do chi phí sản xuất tăng, giá bán không tăng, đơn hàng nhỏ. Đồng thời, do phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu nên nhà nhập khẩu yêu cầu cao hơn về các yếu tố phát triển bền vững.

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Sadaco, cho biết, đơn hàng của doanh nghiệp này trong quý 1 tăng từ 5-7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đơn hàng nhỏ lẻ, chi phí sản xuất gia tăng. Doanh nghiệp này vẫn duy trì nhiều đơn hàng của các khách hàng truyền thống, còn các khách hàng mới thì yêu cầu làm nhiều hàng mẫu để trưng bày. Đồng thời, các nhà nhập khẩu ở các thị trường Châu Âu thì yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn về yếu tố phát triển bền vững.

Trước đây, Chứng chỉ rừng bền vững (FSC) chỉ yêu cầu ở nhà sản xuất thì nay yêu cầu cả chuỗi, đó là từ nguyên liệu đến người tiêu dùng. Thêm vào đó, các cam kết của Việt Nam về Net Zero thời gian tới cũng là thách thức cho doanh nghiệp. 

Ông Trần Quốc Mạnh cho rằng: “Khó nhất của doanh nghiệp chế biến gỗ sắp tới là cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trường Net Zero. Đó là thử thách thách lớn đối với doanh nghiệp chế biến sản phẩm gỗ, vì vậy doanh nghiệp phải rất phấn đấu. Làm sao để chúng ta có thể mặc áo blu trong xưởng sản xuất gỗ được. Net Zero là phải không có bụi”.

Để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may và sản xuất đồ gỗ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gần đây Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tổ chức nhiều hội chợ, triển lãm quốc tế trong và ngoài nước để doanh nghiệp kết nối tìm các nhà mua hàng mới, chuỗi phân phối mới. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin mới về những yêu cầu về phát triển bền vững của nước nhập khẩu.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ cũng có rất nhiều chính sách chỉ đạo từ Bộ đến ngành dệt may, chế biến gỗ để yêu cầu và hỗ trợ doanh nghiệp có thể chuyển đổi xanh, chuyển đổi số mạnh mẽ trong thời gian tới.

“Song song việc kết nối thì chúng tôi cung cấp thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất đồ gỗ. Chúng tôi phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp thông tin về yêu cầu của nước nhập khẩu liên quan các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững để doanh nghiệp vượt qua rào cản của nước nhập khẩu, tiếp cận thị trường và xuất khẩu được sản phẩm” - ông Vũ Bá Phú nói.

Doanh nghiệp ngành dệt may và chế biến đồ gỗ có nhiều đơn hàng mới vào thời điểm đầu năm là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, trong tình hình thị trường thường có những biến động khó lường thì sự chủ động, linh hoạt thích ứng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt các mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh
Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh

VOV.VN - Doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới để chuyển số, chuyển đổi xanh. Đó là kỳ vọng của ban tổ chức triển Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT 2024) do Bộ Công Thương tổ chức. Triển lãm diễn ra từ ngày 28/2 đến 1/3.

Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ mới để chuyển đổi xanh

VOV.VN - Doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới để chuyển số, chuyển đổi xanh. Đó là kỳ vọng của ban tổ chức triển Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may Việt Nam 2024 (VIATT 2024) do Bộ Công Thương tổ chức. Triển lãm diễn ra từ ngày 28/2 đến 1/3.

Căng thẳng Biển Đỏ và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu
Căng thẳng Biển Đỏ và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu

VOV.VN - Căng thẳng Biển Đỏ đang khiến cước vận tải biển tăng cao, rất cần các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Căng thẳng Biển Đỏ và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu

Căng thẳng Biển Đỏ và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất khẩu

VOV.VN - Căng thẳng Biển Đỏ đang khiến cước vận tải biển tăng cao, rất cần các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển
Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Các điểm nghẽn như cơ chế, quy hoạch, hạ tầng, khoa học-công nghệ… đang được Trung ương, tỉnh Khánh Hòa từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện để Khánh Hòa phát triển kinh tế biển. Khánh Hòa đang trở thành một trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển

Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Các điểm nghẽn như cơ chế, quy hoạch, hạ tầng, khoa học-công nghệ… đang được Trung ương, tỉnh Khánh Hòa từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện để Khánh Hòa phát triển kinh tế biển. Khánh Hòa đang trở thành một trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.