Hỗ trợ điều trị F0 tại cộng đồng dân tộc thiểu số - cách làm hiệu quả ở Cư Jut

VOV.VN - Từng cụm gia đình sắp xếp dành riêng một nhà cho các F0 ở, sử dụng nhà văn hóa cộng đồng làm nơi tập trung điều trị bệnh nhân Covid-19 - đó là cách mà bà con dân tộc thiểu số ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông khắc phục những khó khăn về điều kiện vật chất để phòng chống dịch Covid-19.

 

 

Căn nhà khang trang là nơi 3 bố con ông Y Thanh Bkrông, ở buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, thực hiện cách ly điều trị Covid-19. Ông cho biết, khi bị ho, sốt, ông đã tự đến trạm y tế xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính. Mở rộng xét nghiệm cho cả gia đình, 3 người nhiễm Covid-19 được cán bộ y tế hướng dẫn cách ly điều trị tại nhà. Riêng vợ ông không nhiễm bệnh được hàng xóm bố trí chỗ cho ở nhờ. Sau một tuần cách ly điều trị, người con trai đã khỏi bệnh, ông và con gái sức khỏe cũng đã ổn định.

Ông Y Thanh cho biết: "Đến hôm nay gia đình tôi đỡ nhiều rồi, chỉ còn cảm thấy mệt trong người thôi. Việc sinh hoạt thì điều kiện gia đình rất đảm bảo, lương thực, thực phẩm có vợ mua cung cấp cho. Vaccine đã tiêm 3 mũi rồi nên  cũng yên tâm, giờ dưỡng sức khỏe để mau khỏi bệnh thôi".

Bác sỹ Quản Xuân Huân, Trạm y tế xã Tâm Thắng, cho biết, từ cuối năm ngoái đến nay, toàn xã Tâm Thắng có hơn 800 người nhiễm Covid-19. Hiện hầu hết đã khỏi bệnh, chỉ còn 233 trường hợp điều trị tại nhà. Tại các thôn buôn vẫn đang duy trì nhiều tổ Covid- cộng đồng, phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế thực hiện việc theo dõi, hướng dẫn chăm sóc các F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nơi cư trú: "Mỗi thôn sẽ thành lập ra rất nhiều tổ. Khi phát hiện một ca F0 và điều trị tại nhà, trạm y tế sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị, uống thuốc như thế nào cho tổ Covid-19 cộng đồng theo dõi và thực hiện cấp thuốc cho bệnh nhân. Rồi có một đội ngũ y tế thôn, cán bộ thôn, thực hiện cách ly phong tỏa những gia đình có người bệnh, tránh tình trạng lây lan ra ngoài".

Ở địa bàn giáp ranh với Thành phố Buôn Ma Thuột, dân cư sinh sống tập trung dọc theo Quốc lộ 14, lại có 1 khu công nghiệp của tỉnh Đắk Nông, xã Tâm Thắng có mức giao thương lớn, là điều kiện để dịch Covid-19 lan nhanh. Ông Trần Thế Quang, Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng, cho biết, xã có hơn 15.300 nhân khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 30%. Đời sống của bà con còn nhiều khó khăn là một trong những rào cản trong công tác chặn dịch Covid-19. Thời điểm dịch bùng phát mạnh, có ngày trong một buôn dân tộc thiểu số phát hiện tới 60 ca bệnh mới.

Khắc phục những khó khăn về vật chất, xã đã huy động cả cộng đồng chung sức bằng những mô hình chăm sóc F0 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng tại nơi cư trú. Đó là từng cụm gia đình sắp xếp dành riêng một nhà cho người bệnh ở; hoặc F1 vào ở chòi rẫy, nhường nhà cửa có đủ điều kiện để F0 cách ly. Khi số lượng F0 quá lớn, xã sử dụng nhà văn hóa cộng đồng làm nơi tập trung điều trị bệnh nhân.

Ông Trần Thế Quang cho biết, việc đảm bảo nhu yếu phẩm cho người bệnh yên tâm cách ly điều trị cũng dựa vào cộng đồng và các nguồn xã hội hóa: "Các địa điểm điều trị tại nhà cộng đồng chúng tôi vận động các nguồn xã hội hóa hỗ trợ gạo và các nhu yếu phẩm cần thiết và hướng dẫn để các F0 trong đó tự nấu nướng chăm sóc nhau.

Đối với các cụm hộ gia đình cũng trên cơ sở là vừa nguồn lực của gia đình vừa nguồn xã hội hóa, các F1 sẽ gửi thức ăn, nhu yếu phẩm cho F0. Còn trường hợp  nhiều F0 trong một gia đình thì sẽ hướng dẫn hỗ trợ để họ tự nấu nướng chăm sóc nhau, địa phương chỉ hỗ trợ những thứ thật cần thiết. Có những thời điểm 1 nhà cộng đồng chúng tôi thực hiện chữa bệnh cho từ 20- 25 người, một cụm gia đình thì trung bình điều trị cho khoảng 6 người, đó là đối với các buôn người dân tộc thiểu số, còn với người Kinh thì về cơ sở vật chất là tương đối đảm bảo".

Tương tự như ở xã Tâm Thắng, mô hình điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại các cộng đồng người dân tộc thiểu số đã phát huy hiệu quả trong toàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Theo bác sỹ Bùi Thị Minh Nghĩa, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Cư Jút, các mô hình này phù hợp với tập quán của người dân tộc thiểu số cũng như khắc phục điều kiện kinh tế khó khăn của đồng bào. Việc điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại cộng đồng đã giảm tải rất lớn cho ngành y tế. Tính đến ngày 17/3, toàn huyện ghi nhận gần 6200 ca mắc Covid-19, trong đó đa số đã khỏi bệnh, hiện còn 88 ca điều trị tại bệnh viện, hơn 2000 ca điều trị tại nơi cư trú.

Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Cư Jút phát hiện khoảng 200 ca bệnh mới. Điều đáng mừng là số bệnh nhân cần phải điều trị tại cơ sở y tế rất ít. Bác sỹ Bùi Thị Minh Nghĩa, cho biết, công tác chống dịch có những thuận lợi do huyện đã gần như tiêm phủ vắc-xin mũi 3 cho người trên 18 tuổi, và bà con đã có ý thức, kiến thức cơ bản phòng chống Covid-19. Dù vậy, huyện đã chuẩn bị cơ sở vật chất để có thể thu dung điều trị 300 bệnh nhân mức độ trung bình, và sắp xếp nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu điều trị khi số ca bệnh tăng nhanh: "Nhân viên y tế cũng có những trường hợp mắc bệnh, số lượng công việc thì tăng trong khi người làm việc lại giảm, nên chúng tôi cũng phải thường xuyên sắp xếp bố trí lại nhân lực để có thể đảm bảo công tác phòng chống dịch. Hiện nay chúng tôi cũng đã lập danh sách các trường hợp cán bộ y tế về hưu, cán bộ y tế tư nhân trên địa bàn huyện, để khi cần mình huy động các lực lượng đó tăng cường".

Với sự chung sức của cả cộng đồng, chính quyền địa phương cùng với ngành y tế, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông đang chủ động các biện pháp thích ứng đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trước dịch bệnh Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Phân loại, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà làm chưa tốt"
"Phân loại, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà làm chưa tốt"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, công tác phân loại, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà chưa thực hiện nghiêm túc"

"Phân loại, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà làm chưa tốt"

"Phân loại, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà làm chưa tốt"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian qua, công tác phân loại, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà chưa thực hiện nghiêm túc"

Đà Nẵng "phủ sóng" bác sĩ tư vấn điều trị F0 tại nhà
Đà Nẵng "phủ sóng" bác sĩ tư vấn điều trị F0 tại nhà

VOV.VN - Từ ngày 15/3, người mắc COVID-19 tại Đà Nẵng chỉ cần ngồi ở nhà gọi điện đến tổng đài (0236) 3931022 sẽ được bác sỹ, nhân viên y tế tư vấn cách điều trị.

Đà Nẵng "phủ sóng" bác sĩ tư vấn điều trị F0 tại nhà

Đà Nẵng "phủ sóng" bác sĩ tư vấn điều trị F0 tại nhà

VOV.VN - Từ ngày 15/3, người mắc COVID-19 tại Đà Nẵng chỉ cần ngồi ở nhà gọi điện đến tổng đài (0236) 3931022 sẽ được bác sỹ, nhân viên y tế tư vấn cách điều trị.

Sở Y tế TP.HCM đề xuất mua thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho F0 điều trị tại nhà
Sở Y tế TP.HCM đề xuất mua thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho F0 điều trị tại nhà

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND TP xin chủ trương mua thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà khi số lượng thuốc miễn phí do Bộ Y tế cung cấp hiện đã sắp hết.

Sở Y tế TP.HCM đề xuất mua thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho F0 điều trị tại nhà

Sở Y tế TP.HCM đề xuất mua thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho F0 điều trị tại nhà

VOV.VN - Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND TP xin chủ trương mua thuốc Molnupiravir cấp miễn phí cho người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà khi số lượng thuốc miễn phí do Bộ Y tế cung cấp hiện đã sắp hết.

Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?
Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?

VOV.VN - Biến chủng Omicron ít gây bệnh nặng so với Delta. Tuy nhiên, F0 vẫn cần lưu ý về vấn đề dùng thuốc, cách ly và theo dõi những dấu hiệu trở nặng. Vậy, với F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà lưu ý gì để biết thời điểm nào cần phải đến bệnh viện?

Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?

Khi nào F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà cần đến bệnh viện?

VOV.VN - Biến chủng Omicron ít gây bệnh nặng so với Delta. Tuy nhiên, F0 vẫn cần lưu ý về vấn đề dùng thuốc, cách ly và theo dõi những dấu hiệu trở nặng. Vậy, với F0 nhiễm Omicron điều trị tại nhà lưu ý gì để biết thời điểm nào cần phải đến bệnh viện?