Chủ đầu tư sẽ không còn được thu phí bảo trì chung cư?

VOV.VN - Xử lý quỹ bảo trì 2% như hiện nay hay không để chủ đầu tư thu hoặc không thu nữa, Bộ Xây dựng sẽ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Trước kiến nghị của Sở Xây dựng TPHCM không nên để chủ đầu tư thu kinh phí bảo trì nhà chung cư 2% vì là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp tại các chung cư, Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, quyết định cao nhất về vấn đề quỹ bảo trì nhà chung cư thuộc các cơ quan ban hành luật, quy định thu phí bảo trì 2% nằm trong Luật Nhà ở năm 2014 nên thay đổi cũng phải dựa trên sửa đổi luật.

“Bộ Xây dựng đã tổ chức kiểm tra và làm việc với hai thành phố Hà Nội, TPHCM. Theo kế hoạch, cuối tháng 4 này Bộ Xây dựng sẽ có buổi giải trình trước Ủy ban Pháp luật Quốc hội về vấn đề quỹ bảo trì nhà chung cư. Còn việc bỏ không thu, thu sau hay giữ nguyên như hiện tại, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định” ông Nguyễn Trọng Ninh nói.

Sau 5 năm hoàn thành và đưa vào sử dụng, chung cư Starcity Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) mới được chủ đầu tư thông báo sẽ bàn giao quỹ bảo trì.

Theo ông Ninh, hiện có 3 luồng ý kiến chính, thứ nhất là đề nghị giữ nguyên như hiện nay. Vấn đề đặt ra là quản quỹ bảo trì thế nào và sử dụng ra sao cho hợp lý, hiệu quả, công khai minh bạch.

Luồng ý kiến thứ hai là bỏ 2% quỹ bảo trì chung cư, không thu nữa. Bao giờ có phát sinh bảo trì, hư hỏng sẽ thu sau.

Ý kiến thứ ba là không thu ngay 2% quỹ bảo trì một lúc khi ký hợp đồng mà thu dần sau 5 năm các chung cư đi vào hoạt động. Vì sau 5 năm các tòa chung cư hết thời gian bảo hành, hoặc có thể thu chia đều ra trong 5 năm thời gian bảo hành.

Ông Nguyễn Trọng Ninh cho rằng, phương án nào cũng có mặt được và hạn chế. Nếu thu phải quản lý minh bạch quỹ. Còn không thu sẽ quay trở lại với quy trình quản lý chung cư cũ hiện nay. Các tòa chung cư không có kinh phí bảo trì sửa chữa sẽ xuống cấp và trở thành khu ổ chuột, chung cư cũ như hiện nay.

Bộ Xây dựng hướng về phương án vẫn thu 2% quỹ bảo trì một cách hợp lý, và quản lý sao cho công khai minh bạch. Cần quy định rõ để có sự kiểm soát, từ ban quản trị chung cư tới doanh nghiệp dịch vụ.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, việc thu phí bảo trì chung cư là nghiên cứu học tập kinh nghiệm quốc tế, khi một toà chung cư là đa sở hữu với cả diện tích chung và riêng. Những bất cập về quỹ bảo trì 2% vừa qua dẫn tới tranh chấp ở các toà chung cư là việc chủ đầu tư không bàn giao quỹ bảo trì, hoặc ban quản trị sử dụng quỹ bảo trì không đúng…

“Cần xem xét lại về quy định, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì, chúng ta mới xây dựng và quản lý chung cư được hơn 10 năm nay nên cũng đang từng bước hoàn chỉnh cơ chế quản lý. Các đề xuất về quản lý, thu hay không thu quỹ bảo trì chung cư cần phải được nghiên cứu” - Thứ trưởng Lê Quang Hùng nói.

Sở Xây dựng TPHCM đang thụ lý 44 vụ nhà chung cư có tranh chấp thì có đến 34 vụ việc liên quan đến kinh phí bảo trì chung cư (chiếm tỷ lệ 77%). Nhiều chung cư người dân đã về ở 4-5 năm nhưng chủ đầu tư chây ỳ không bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân trong nhiều năm.

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) kiến nghị, bãi bỏ quy định người mua nhà phải đóng kinh phí bảo trì bằng 2% giá trị hợp đồng mua bán nhà tại thời điểm nhận nhà, vì không cần thiết, không hợp lý và tạo thêm gánh nặng cho người mua nhà. Nên quy định chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì 2% này, trong thời hạn 60 tháng sau khi nhận nhà (vì 5 năm, cũng thường là thời điểm kết thúc công tác bảo hành nhà chung cư).


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử lý chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì: Chế tài có nhưng thực thi yếu
Xử lý chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì: Chế tài có nhưng thực thi yếu

VOV.VN - Quy định, chế tài xử lý các chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì dự án chung cư đã có nhưng việc thực thi của các cơ quan chức năng chưa thực sự tích cực.

Xử lý chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì: Chế tài có nhưng thực thi yếu

Xử lý chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì: Chế tài có nhưng thực thi yếu

VOV.VN - Quy định, chế tài xử lý các chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì dự án chung cư đã có nhưng việc thực thi của các cơ quan chức năng chưa thực sự tích cực.

Quỹ bảo trì chung cư bị chiếm dụng, nhiều cư dân khóc dở mếu dở
Quỹ bảo trì chung cư bị chiếm dụng, nhiều cư dân khóc dở mếu dở

VOV.VN - Không thể chờ đợi lâu hơn từ phía các chủ đầu tư, người dân phải đi theo kiện để đòi lại tiền quỹ bảo trì đã nộp.

Quỹ bảo trì chung cư bị chiếm dụng, nhiều cư dân khóc dở mếu dở

Quỹ bảo trì chung cư bị chiếm dụng, nhiều cư dân khóc dở mếu dở

VOV.VN - Không thể chờ đợi lâu hơn từ phía các chủ đầu tư, người dân phải đi theo kiện để đòi lại tiền quỹ bảo trì đã nộp.

Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì chung cư: Bài toán không dễ
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì chung cư: Bài toán không dễ

VOV.VN-Từ 10/12, nếu chủ đầu tư nhà chung cư cố tình chây ỳ, không chịu bàn giao kinh phí bảo trì phần diện tích chung thì sẽ bị cưỡng chế.

Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì chung cư: Bài toán không dễ

Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì chung cư: Bài toán không dễ

VOV.VN-Từ 10/12, nếu chủ đầu tư nhà chung cư cố tình chây ỳ, không chịu bàn giao kinh phí bảo trì phần diện tích chung thì sẽ bị cưỡng chế.