Lượng giao dịch bất động sản thấp nhất trong 4 năm qua

VOV.VN - Thị trường bất động sản quý 1 năm 2020 vô cùng trầm lắng so với cùng kỳ. Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Theo thống kê Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tổng sản phẩm nhà ở chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm, có 7.641 giao dịch (tỷ lệ hấp thụ: 14,3%).

Trong đó, lượng cung mới chào bán là 18.695 sản phẩm. (8.363 căn hộ chung cư và 10.322 nhà ở thấp tầng). Lượng giao dịch là 2.769 sản phẩm (chỉ bằng 19,6% so với cùng k năm 2019) tỷ lệ hấp thụ 14,8%. Giao dịch từ các sản phẩm đã chào bán từ năm 2019 là 4.872 sản phẩm.

Đối với các dự án du lịch, nghỉ dưỡng, trong quý 1 năm 2020 sản phẩm mới chào bán ra thị trường rất hiếm, có một số ít các giao dịch đến từ các Dự án đã chào bán trước đó.

Tại Hà Nội có 8.963 căn hộ được chào bán trên toàn thị trường, giao dịch 1.307 sản phẩm. Trong đó có 1.167 sản phẩm mới chào bán, giao dịch 181 sản phẩm, còn lại là nguồn cung và giao dịch từ hàng tồn năm 2019.

Lượng giao dịch bất động sản quý 1 năm 2020 thấp nhất trong 4 năm qua.

Tại TPHCM, có 8.421 căn hộ được chào bán trên toàn thị trường, giao dịch 1.409 sản phẩm. Trong đó có 4.664 sản phẩm mới chào bán, giao dịch 815/4.664 sản phẩm, còn lại là cung và giao dịch từ hàng tồn năm 2019.

Mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng song giá bán bất động sản không hề có sự sụt giảm so với quý 4 năm 2019 và chưa có bất cứ doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá sản phẩm.

Dịch Covid-19 khiến các chủ đầu tư cũng như sàn giao dịch buộc phải tạm hoãn các hoạt động mở bán dự án vì tâm lý tránh tụ tập đông người trong lúc dịch bệnh bùng phát.

Trong bối cảnh tín dụng siết chặt cộng hưởng với không bán được sản phẩm do dịch bệnh đã xuất hiện dấu hiệu tìm kiếm nhà đầu tư của các chủ đầu tư yếu năng lực tài chính để chào mời, chuyển nhượng dự án theo hình thức M&A hoặc cổ phần, hoặc từng phần dự án.

Dù thị trường bất động sản có trầm lắng do dịch bệnh nhưng cục bộ vẫn có hiện tượng một số nhóm đầu cơ lợi dụng thông tin về việc đầu tư phát triển dự án của các tập đoàn để đẩy giá, tạo sự hỗn loạn trong thị trường nhằm mục đích trục lợi. Ví dụ như ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Thạch Thất (Hà Nội)…

Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản trong quý 2 năm 2020 tiếp tục sụt giảm lượng giao dịch. Thị trường căn hộ tại các đô thị như Hà Nội và TPHCM vẫn tiếp tục có giao dịch nhưng số lượng không nhiều, phần lớn chỉ diễn ra ở phân khúc trung cấp và bình dân vì nhu cầu ở của người dân vẫn ở mức cao.

Nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đủ điều kiện gia nhập thị trường chắc chắn cũng không có nhiều. Ở mỗi địa phương có thể có tổng số dự án mới chỉ đạt ở mức một con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước.

Thị trường vùng ven và các tỉnh nhà đất và đất nền sẽ vẫn là sản phẩm chủ đạo. Giao dịch chắc chắn sẽ giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước.

Giá bán căn hộ tại các đô thị, phân khúc trung cấp và bình dân sẽ đứng giá vì lực cầu giai đoạn này vẫn yếu bởi ảnh hưởng từ dịch bệnh và lượng hàng tồn không nhiều.

Giá căn hộ phân khúc cao cấp có thể giảm do lực bán chậm (cả từ giai đoạn trước và sau thời điểm dịch bệnh). Các dự án này sẽ có áp lực lớn về vốn buộc chủ đầu tư phải giảm giá.

Với nhà đất, giá phụ thuộc vào chất lượng và tiến độ phát triển đô thị cũng như số lượng nguồn cung tại từng địa phương. Khu vực nào có sự đầu tư phát triển đô thị, kinh tế tốt, nguồn dự án chưa nhiều, giá đất trước đó được kiểm soát tốt sẽ tiếp tục giữ giá và có thể tăng chút ít vì những vùng như vậy vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong quý 2 năm 2020 có thể vẫn diễn ra trạng thái “ngủ đông” vì chưa kết thúc các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Đây cũng là phân khúc chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất của dịch Covid-19. Nếu tháng 5, tháng 6, Việt Nam ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh thì thị trường bất động sản nghỉ dưỡng mới có những động thái thức tỉnh và có sự khởi động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao thị trường bất động sản TPHCM tắc nghẽn?
Vì sao thị trường bất động sản TPHCM tắc nghẽn?

VOV.VN - Sáng nay (22/2), UBND TPHCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền thành phố với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Vì sao thị trường bất động sản TPHCM tắc nghẽn?

Vì sao thị trường bất động sản TPHCM tắc nghẽn?

VOV.VN - Sáng nay (22/2), UBND TPHCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền thành phố với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Bất động sản cho thuê “tiêu điều” vì dịch Covid-19
Bất động sản cho thuê “tiêu điều” vì dịch Covid-19

VOV.VN - Giá thuê giảm nhưng cửa hàng, văn phòng cho thuê, khu trung tâm thương mại vẫn vắng bóng khách thuê khi dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp.

Bất động sản cho thuê “tiêu điều” vì dịch Covid-19

Bất động sản cho thuê “tiêu điều” vì dịch Covid-19

VOV.VN - Giá thuê giảm nhưng cửa hàng, văn phòng cho thuê, khu trung tâm thương mại vẫn vắng bóng khách thuê khi dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp.

Người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó khi thực hiện hồ sơ bất động sản
Người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó khi thực hiện hồ sơ bất động sản

VOV.VN - Hai năm qua, nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM nộp đầy đủ hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng kéo dài 1 - 2 năm vẫn chưa được cấp.

Người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó khi thực hiện hồ sơ bất động sản

Người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó khi thực hiện hồ sơ bất động sản

VOV.VN - Hai năm qua, nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM nộp đầy đủ hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng kéo dài 1 - 2 năm vẫn chưa được cấp.