'Sốt đất’ khắp nơi: Bẫy thoát hàng của đội lái nhà đất?

VOV.VN - Tại nhiều khu vực, đất bỗng “sốt nóng”, được mua đi bán lại liên tục, chuyên gia cảnh báo đây chỉ là chiêu thoát hàng của đội lái nhà đất.

Ngay sau Tết Nguyên đán, đất nền tại nhiều địa phương trên cả nước lên “cơn sốt”. Đặc biệt, có dự án nằm bất động nhiều năm cũng bỗng dưng sống lại.

Tuy nhiên, có thể thấy, các chiêu thức sốt đất đều lặp lại kịch bản quen thuộc giống những đợt trước đó. Như Ba Vì, các môi giới tự do tung thông tin khu vực này sẽ được quy hoạch các khu nghỉ dưỡng. Hay thông tin huyện Mê Linh và Đông Anh (Hà Nội) nằm trong quy hoạch 2 bờ sông Hồng, cùng hàng loạt dự án đình đám của nhiều tập đoàn BĐS lớn sẽ đầu tư vào đây. Vân Đồn (Quảng Ninh) thì được đồn rằng sẽ triển khai hàng loạt khu nghỉ dưỡng đẳng cấp…

Còn thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), sau 5 lần sốt đất, thời gian này lại tiếp tục có thông tin xây dựng cầu Cát Lái bắc qua sông Sài Gòn để sang quận 2, TP.HCM.

Trước làn sóng tăng giá đất ào ạt trên thị trường bất động sản, giới chuyên gia cảnh báo, đây chỉ là chiêu "bình cũ rượu mới", vẫn là câu chuyện mượn cớ tạo “sóng” hoặc thoát hàng của dân đầu cơ…

Bên cạnh những thông tin về quy hoạch, hạ tầng giao thông hay những dự án lớn được triển khai, sốt đất chủ yếu được "bơm thổi" bởi các chủ đầu tư, sàn giao dịch hoặc các nhà đầu cơ, môi giới bất động sản nhắm thoát hàng tồn. Họ có thể bắt tay nhau để "tạo sóng", tạo khan hiếm giả tạo, tăng giá ảo. Mục đích là nhằm thoát một lượng hàng lớn mà họ đã mua vào từ trước đó, đẩy rủi ro cho người mua.

Một chuyên gia bất động sản lấy ví dụ cơn sốt đất tại Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) năm 2018, nhiều nhà đầu tư đã biết trước thông tin tạm dừng giao dịch chuyển nhượng, họ đẩy cơn sốt đất lên cao trào ở giai đoạn cuối để thoát hàng, khiến những người mua sau mắc cạn.

Cũng chính vì sốt đất thường là công cụ để đầu cơ, môi giới nhà đất thoát hàng nên đặc điểm chung là diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. Vì thế, nó đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm đối với các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư không có kinh nghiệm, không kịp xả hàng thì sẽ có thể bị đọng vốn khi thị trường không có giao dịch.

Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, thị trường bất động sản nóng sốt có thể là do có bàn tay của một nhóm nhà đầu tư có “máu mặt”.

Họ có thể là những người mua trước, đặt cọc rồi tạo sóng lên để lướt cọc. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền để mua cọc ở những miếng đất nhỏ, sau đó bán lại kiếm lời. Đến thời điểm cảm thấy thị trường đủ nóng, họ bắt đầu thoát hàng, những người vào sau dễ rơi vào cảnh “ôm bom”.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng nhìn nhận rằng, đây thực chất là cuộc chơi của nhóm “đội lái” - hnững người có tài chính và nắm bắt các thông tin nhanh nhạy hơn, sớm hơn. Họ là những người tạo ra cơn sốt đất, đẩy giá đất đạt đỉnh chốt lời rồi rút lui. Những người nhảy vào sau cùng dễ “chết chìm” cùng tài sản của mình.

Trước sự nhiễu loạn của thị trường bất động sản, cả Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Xây dựng đồng loạt gửi công văn cho các địa phương, yêu cầu tăng cường, chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về giá đất. Trong đó, các bộ nhấn mạnh việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới bất động sản, bảo đảm hoạt động này tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. 

Đồng thời, để người dân tiếp cận các thông tin chính thống, không bị nhiễu thông tin, tránh bị giới đầu cơ lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất, giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính, Bộ yêu cầu địa phương công bố công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch và có biện pháp quản lý sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được  phê duyệt.

Trước đó, thị trường bất động chứng kiến cảnh giá đất khắp nơi tăng mạnh. Có những khu vực trước kia ảm đạm, ế ẩm nay cũng đắt như tôm tươi

Đơn cử như ở Mê Linh, cách đây hơn chục năm, khi sáp nhập về Hà Nội, một loạt dự án được mọc lên như nấm sau mưa. Nhưng khi Mê Linh về Hà Nội đã lâu mà các dự án đô thị vẫn bỏ hoang không một bóng người, giá đất giảm thảm hại, nhà đầu tư chán nản buông xuôi, nguy cơ bị Hà Nội thu hồi lại rất lớn. Bỗng dưng thời gian gần đây các nhà đầu tư lại ùn ùn kéo đến. Những mảnh đất hàng thập kỷ cỏ mọc um tùm thì nay bỗng hồi sinh tăng giá vài tỷ một lô. Người mua sau tiếp tục lại trả giá cao hơn người mua trước.

Hay tại Vân Đồn, cơn sốt đất từ 3 năm trước đẩy giá bất động sản lên quá cao, nhưng đã nhanh chóng nguội lạnh khi dừng dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ TN&MT đề nghị chấn chỉnh hiện tượng "sốt ảo" đất đai hiện nay
Bộ TN&MT đề nghị chấn chỉnh hiện tượng "sốt ảo" đất đai hiện nay

VOV.VN - Hiện nay, giá đất ở một số địa phương tăng lên đột biến gây nên hiện tượng sốt ảo, Bộ TN&MT đề nghị chấn chỉnh tình trạng nêu trên đảm bảo môi trường đầu tư, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ TN&MT đề nghị chấn chỉnh hiện tượng "sốt ảo" đất đai hiện nay

Bộ TN&MT đề nghị chấn chỉnh hiện tượng "sốt ảo" đất đai hiện nay

VOV.VN - Hiện nay, giá đất ở một số địa phương tăng lên đột biến gây nên hiện tượng sốt ảo, Bộ TN&MT đề nghị chấn chỉnh tình trạng nêu trên đảm bảo môi trường đầu tư, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

 Ai là nạn nhân của cơn sốt đất đang “khuấy đảo” nhiều địa phương?
Ai là nạn nhân của cơn sốt đất đang “khuấy đảo” nhiều địa phương?

VOV.VN - Trong cơn sốt đất, các “cò mồi” tung ra nhiều chiêu trò khác nhau để lôi kéo cả làng, cả xã vào guồng quay bán mua đất đai. Khi sốt đất đi qua chính những người nông dân, người đầu tư thiếu chuyên nghiệp sẽ trở thành nạn nhân của cơn sốt đất ảo.

 Ai là nạn nhân của cơn sốt đất đang “khuấy đảo” nhiều địa phương?

Ai là nạn nhân của cơn sốt đất đang “khuấy đảo” nhiều địa phương?

VOV.VN - Trong cơn sốt đất, các “cò mồi” tung ra nhiều chiêu trò khác nhau để lôi kéo cả làng, cả xã vào guồng quay bán mua đất đai. Khi sốt đất đi qua chính những người nông dân, người đầu tư thiếu chuyên nghiệp sẽ trở thành nạn nhân của cơn sốt đất ảo.

Cần dùng chính sách thuế để kiểm soát tình trạng “sốt đất”, đầu cơ
Cần dùng chính sách thuế để kiểm soát tình trạng “sốt đất”, đầu cơ

VOV.VN - Theo một số đại biểu Quốc hội, cùng với việc công khai thông tin đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, cơ quan quản lý nhà nước nên sử dụng chính sách thuế để điều tiết thị trường bất động sản, tránh xảy ra sốt đất, gây hệ luỵ lớn đến kinh tế - xã hội.

Cần dùng chính sách thuế để kiểm soát tình trạng “sốt đất”, đầu cơ

Cần dùng chính sách thuế để kiểm soát tình trạng “sốt đất”, đầu cơ

VOV.VN - Theo một số đại biểu Quốc hội, cùng với việc công khai thông tin đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, cơ quan quản lý nhà nước nên sử dụng chính sách thuế để điều tiết thị trường bất động sản, tránh xảy ra sốt đất, gây hệ luỵ lớn đến kinh tế - xã hội.

Sốt đất khắp nơi, có nên vay tiền đầu tư?
Sốt đất khắp nơi, có nên vay tiền đầu tư?

VOV.VN - Giá đất tăng cao ở nhiều địa phương, giới đầu tư vẫn sẵn sàng "lướt sóng", tuy nhiên nếu không có vốn sẵn, có nên vay ngân hàng để mua đất lúc này?

Sốt đất khắp nơi, có nên vay tiền đầu tư?

Sốt đất khắp nơi, có nên vay tiền đầu tư?

VOV.VN - Giá đất tăng cao ở nhiều địa phương, giới đầu tư vẫn sẵn sàng "lướt sóng", tuy nhiên nếu không có vốn sẵn, có nên vay ngân hàng để mua đất lúc này?

Quảng Ninh sốt đất ảo, TP Hạ Long ra văn bản cảnh báo người dân
Quảng Ninh sốt đất ảo, TP Hạ Long ra văn bản cảnh báo người dân

VOV.VN - UBND TP Hạ Long vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan và cảnh báo người dân trước tình trạng sốt đất ảo trên địa bàn thời gian gần đây.

Quảng Ninh sốt đất ảo, TP Hạ Long ra văn bản cảnh báo người dân

Quảng Ninh sốt đất ảo, TP Hạ Long ra văn bản cảnh báo người dân

VOV.VN - UBND TP Hạ Long vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan và cảnh báo người dân trước tình trạng sốt đất ảo trên địa bàn thời gian gần đây.

Đất nền “sốt” bất thường vì chiêu trò thổi giá
Đất nền “sốt” bất thường vì chiêu trò thổi giá

VOV.VN - Thông tin như, từ huyện lên quận, khu vực phát triển đô thị, xây khu công nghiệp, xây dựng sân bay…được các “cò đất” đưa ra để hút những nhà đầu tư mới vào thị trường.

Đất nền “sốt” bất thường vì chiêu trò thổi giá

Đất nền “sốt” bất thường vì chiêu trò thổi giá

VOV.VN - Thông tin như, từ huyện lên quận, khu vực phát triển đô thị, xây khu công nghiệp, xây dựng sân bay…được các “cò đất” đưa ra để hút những nhà đầu tư mới vào thị trường.